Chuyện kể về những bản làng cổ ở Tây Bắc

Những bản làng cổ ở Tây Bắc - Ảnh từ Trần Hà Bảo Ngân

Nếu bạn đã từng biết đến Tây Bắc là vùng đất với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những món ăn ngon hay những điểm đến nổi tiếng với “view triệu đô”. Thì bên cạnh đó, vùng đất này còn thu hút khách du lịch với những bản làng cổ kính xinh đẹp, nơi lưu giữ các nền văn hóa độc đáo và vẻ đẹp bình dị của các đồng bào dân tộc thiểu số. Để hiểu rõ hơn về những bản làng cổ ở Tây Bắc này thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới này bạn nhé!

Bản làng Cát Cát

Bản Cát Cát, bản làng được hình thành từ giữa thế kỷ 19, nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 3km, là nơi sinh sống của đồng bào người H’Mông. Nơi đây nổi bật với những ngôi nhà sàn truyền thống, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt cùng với nếp sống giản dị của người dân địa phương đã tạo nên một không gian đầy ấm cúng và bình yên.

Tại đây, người H’Mông vẫn giữ gìn và phát huy các nghề truyền thống như: dệt vải lanh, làm thủ công mỹ nghệ và chế tác các sản phẩm từ thiên nhiên. Đến đây, bạn có thể sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm vải lanh hay những chiếc túi thổ cẩm đầy màu sắc, và thích thú hơn nữa là có cơ hội được trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thủ công này. Và được tìm hiểu về cuộc sống của họ qua những câu chuyện lịch sử truyền miệng.

Tuy đây là một bản làng cổ, nhưng lại mang một nét đẹp gì đó rất khó tả, được hòa quyện giữa con người, nét độc đáo trong văn hóa truyền thống và thiên nhiên, tạo nên một không gian yên bình mà không nơi nào có được. Cảnh vật nơi đây thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa mang một nét đẹp riêng, đặc biệt là vào mùa lúa chín, khi cả bản làng nhuộm một màu vàng óng ánh tuyệt đẹp.

  • Giá vé vào bản: 150.000vnd/người lớn và 70.000vnd/trẻ em.
Bản Cát Cát Chốn bình yên ở Sapa - Ảnh sưu tầm

Bản Cát Cát Chốn bình yên ở Sapa – Ảnh sưu tầm

Bản làng Lô Tô Chải

Lô Tô Chải, bản làng cổ tích, nơi địa đầu Tổ Quốc – một bản làng cổ ở Tây Bắc mà bạn không thể ghé đến khi du lịch Hà Giang. Bản làng thuộc huyện Đồng Văn, là nơi sinh sống của cộng đồng người Lô Lô. Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi bật với những ngôi nhà trình tường độc đáo, nằm ẩn mình giữa núi non trùng điệp.

Điểm nổi bật của ngôi làng cổ này là lối sống và nền văn hóa độc đáo của người Lô Lô, mang một dấu ấn riêng biệt. Người Lô Lô nổi bật với sự khéo léo trong việc xây dựng nhà cửa và làm nông. Họ sống chủ yếu bằng nông nghiệp, chăn nuôi và dệt vải. Đặc biệt, nghệ thuật làm trang phục truyền thống là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ.

Đến đây bạn sẽ không khỏi mê mẩn bởi cảnh quan thiên nhiên của ngôi làng cổ này, làng nằm giữa những ngọn núi hùng vĩ, bao quanh là các thửa ruộng bậc thang, những con suối uốn lượn. Không gian trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tựa như trong cổ tích.

  • Giá vé vào bản: Miễn phí.
Bản làng Lô Tô Chải Bản làng cổ ở Tây Bắc - Ảnh từ Halo Hà Nội

Bản làng Lô Tô Chải Bản làng cổ ở Tây Bắc – Ảnh từ Halo Hà Nội

Bản Lác Mai Châu

Bản Lác, bản làng thuộc huyện Mai Châu, Hòa Bình, là nơi sinh sống của đồng bào người Thái, với những nét văn hóa đặc trưng như: nhà sàn, thổ cẩm và các lễ hội đặc sắc. Người Thái ở Mai Châu nổi bật với những điệu múa xòe, những bài hát dân ca và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

Bản làng nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình được thể hiện qua những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những ngôi nhà sàn mái tranh và những con đường làng yên bình. Nơi đây không chỉ thu hút bạn bởi nền văn hóa độc đáo mà còn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, dễ chịu, gần gũi với cuộc sống của người dân địa phương. Rất thích hợp cho chuyến đi tìm kiếm sự tĩnh lặng, bình yên.

  • Giá vé vào bản: Hiện tại bản làng không thu vé.
Hòa vào những điệu múa truyền thống của người dân tại Bản Lác - Ảnh từ Nguyễn Tùng

Hòa vào những điệu múa truyền thống của người dân tại Bản Lác – Ảnh từ Nguyễn Tùng

Bản làng Hang Táu

Hang Táu, bản làng nguyên thủy của người H’Mông tại Mộc Châu, Sơn La, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 20km. Bản làng nằm trong thung lũng giữa những ngọn núi cao, xen lẫn những ngôi nhà sàn truyền thống. Tạo nên một bức tranh hoang sơ nhưng độc đáo giữa bầu không khí trong .

Đến đây, bạn sẽ được khám phá lối sống giản dị của người Mông, trải nghiệm cảm giác ngồi trên lưng ngựa đi vòng vòng trong bộ trang phụ truyền thống đầy màu sắc. Được hòa mình vào không gian như đang “quay ngược thời gian về quá khứ” vậy. Tạo cho bạn cái cảm giác yên bình đến lạ qua hình ảnh các em nhỏ má ửng hồng nô đùa chạy quanh làng, hay những chú lợn đen, chú trâu đang gặm cỏ trên bãi đất trống,…

  • Giá vé vào bản: 30.000vnd/người.
Hang Táu Bản làng cổ nguyên thủy - Ảnh từ Trần Hà Bảo Ngân

Hang Táu Bản làng cổ nguyên thủy – Ảnh từ Trần Hà Bảo Ngân

Bản làng Tả Van

Một bản làng cổ nằm ở Sapa nữa mà bạn không thể bỏ qua đó chính là bản Tả Van. Bản làng nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12km, đây là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc Giáy, Mông, Dao. Bản làng được mệnh danh là nơi không khói bụi, không còi xe hối hả, lặng lẽ bình yên giữa lòng Sapa.

Mỗi đồng bào dân tộc ở Tả Van đều có nét văn hóa đặc sắc, phong tục, tập quán riêng biệt, từ những ngôi nhà sàn đến các sản phẩm thủ công và các hoạt động văn hóa truyền thống. Như: người Dao nổi bật với các sản phẩm thổ cẩm, còn người Mông sống chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi,… .

Với những ngôi nhà sàn cổ kính, cùng với cảnh sắc ruộng bậc thang xinh đẹp hay những con suối trong lành chảy róc rách qua các khe đá. Đến với Tả Van bạn sẽ có được cảm giác yên bình, giản dị, và có thể khám phá cuộc sống của đồng bào các dân tộc.

  • Giá vé vào bản: 75.000vnd/người lớn và 30.000vnd/trẻ em.
Bản làng Tả Van - Ảnh từ Nguyễn Minh Đức

Bản làng Tả Van – Ảnh từ Nguyễn Minh Đức

Bản Tả Phìn

Ngoài bản Tả Van hay Bản Cát Cát thì ở Sapa còn có một bản làng cổ mang vẻ đẹp hoang sơ mà bạn có thể ghé tham quan nữa đó là bản Tả Phìn. Đây là nơi sinh sống của người Dao Đỏ, nổi bật với những ngôi nhà sàn, thổ cẩm và sản vật phong phú.

Tả Phìn nằm ẩn mình trong những ngọn đồi xanh mướt, với không gian yên tĩnh, giữa những ngôi nhà sàn, cánh đồng lúa, cùng không khí trong lành, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến đây không chỉ được nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên, hay tận hưởng bầu không khí trong lành mà bạn còn có cơ hội được tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động văn hóa đặc sắc và tìm hiểu về đời sống của người dân.

Một trong những trải nghiệm đặc biệt khi đến với bản làng này đó là bạn sẽ có cơ hội được tắm lá thuốc nguyên bản của người Dao Đỏ.

  • Giá vé vào bản: 40.000vnd/người lớn và 20.000vnd/trẻ em.
View nhìn ngắm bản Tả Phìn - Ảnh từ Nguyễn Mộc Miên

View nhìn ngắm bản Tả Phìn – Ảnh từ Nguyễn Mộc Miên

Bản làng Cu Vai

Bản Cu Vai là một ngôi làng cổ của người Mông tại Trạm Tấu – Yên Bái, bản làng nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biến. Là nơi sinh sống của khoảng 50 hộ dân, ở đây người dân thường sống chủ yếu bằng nông nghiệp, và họ nổi bật với sự khéo léo trong việc canh tác nông sản.

Bản làng thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm hàng năm là vào những dịp lễ, Tết và đặc biệt là vào mùa lúa chín, khi ấy, cả bản làng đẹp tựa như một bức tranh vậy, với những sắc vàng óng ánh của lúa chín và không gian yên bình, thơ mộng. Nếu có dịp thì hãy thử ghé và trải nghiệm cảm giác yên bình đầy thơ mộng tại bản làng này khi có dịp đến Yên Bái, Tây Bắc bạn nhé!

  • Giá vé vào bản: Miễn phí.
Bản làng cổ Cu Vai - Ảnh từ Viet Tài

Bản làng cổ Cu Vai – Ảnh từ Viet Tài

Bản làng cổ Thiên Hương

Bản Thiên Hương, một bản làng cổ trăm năm tuổi trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 7km. Là nơi sinh sống của khoảng hơn 37 hộ dân đồng bào người Tày. Bản làng nổi bật với những ngôi nhà trình tường cổ kính, bao quanh là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nét văn hóa truyền thống của người Tày, tạo nên không gian thanh bình, đầy cổ xưa.

Ở đây, đồng bào Tày họ thường ống chủ yếu bằng nông nghiệp, với các sản phẩm từ gạo, ngô, và lúa. Và nổi bật nhất là có rất nhiều phong tục tập quán đặc sắc, đặc biệt là trong nghệ thuật múa và hát dân gian.

Nếu bạn là một người thích sự yên bình và đang tìm kiếm một nơi để tạm lánh khỏi cuộc sống ồn ào thì Làng cổ Thiên Hương là điểm đến lý tưởng cho bạn. Đến đây bạn sẽ bị thu hút với những con đường uốn lượn trên cao, được chiêm ngưỡng dòng Sông Nho Quế hùng vĩ. Hay vào những sớm mai, khi mặt trời chưa lên, bạn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành và cảm nhận nhịp sống bình dị của người dân nơi đây.

  • Giá vé vào bản: Miễn phí.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top những ngôi đền chùa linh thiêng ở Tây Bắc.

Những ngôi nhà trình tường và mái ngói âm dương ở bản làng cổ Thiên Hương - Ảnh từ Van Hni

Những ngôi nhà trình tường và mái ngói âm dương ở bản làng cổ Thiên Hương – Ảnh từ Van Hni

Bản Lìm Mông

Nằm dưới chân đèo Khau Phạ, thuộc QL 32 của xã Cao Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái, Bản Lìm Mông là một bản làng cổ của đồng bào người Mông sinh sống. Nơi đây nổi bật với không gian thanh bình giữa cảnh quan thiên thiên hùng vĩ cùng nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Mông.

Người Mông ở Bản Lìm Mông nổi bật với sự mộc mạc, giản dị trong cuộc sống. Văn hóa của họ được thể hiện qua những ngôi nhà sàn truyền thống và những lễ hội nông nghiệp. Đến đây bạn sẽ có cảm giác như được lạc vào chốn thanh bình của bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

  • Giá vé vào bản: Miễn phí.
Vẻ đẹp đơn sơ của Bản Lìm Mông - Ảnh từ Bu

Vẻ đẹp đơn sơ của Bản Lìm Mông – Ảnh từ Bu

 

Mỗi bản làng cổ ở Tây Bắc đều có những điểm đặc trưng riêng biệt, từ kiến trúc, phong tục tập quán, cho đến những lễ hội truyền thống. Đến với các bản làng cổ này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống mộc mạc của người dân bản địa và tìm hiểu về nền văn hóa lâu đời của các dân tộc thiểu số.

Hy vọng với những gì mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể phần nào đó hiểu rõ về các bản làng cổ này, và hữu ích hơn cho chuyến du lịch Tây Bắc sắp tới của bạn.

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục