Bánh chưng làng Đầm – Đặc sản truyền thống của người Hà Nam

Bánh chưng làng Đầm - Ảnh từ Hương Kiều

Bánh chưng làng Đầm, một đặc sản nổi tiếng ở vùng đất Hà Nam, hấp dẫn mọi du khách gần xa với hương vị thơm ngon, độ dẻo vừa phải, đặc biệt là phần nhân bên trong bánh đậm đà nhưng không ngấy. Và để có thể hiểu rõ về món bánh đặc sản này thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung bên dưới này bạn nhé!

Làng Đầm – Ngôi làng truyền thống làm bánh chưng ở Hà Nam

Làng Đầm là một ngôi làng thuộc xã Liêm Tuyền của tỉnh Hà Nam, nơi được biết đến là làng nghề có truyền thống làm bánh chưng từ rất lâu đời. Hầu hết những người trong làng, từ trẻ đến già đều biết và có thể gọi được một chiếc bánh chưng đúng chuẩn quy trình và hương vị quê hương.

Bánh chứng làng Đầm không chỉ là niềm tự hào của ngôi làng nói riêng mà cả Hà Nam nói chung, là biểu tượng của nét văn hóa và bản sắc dân tộc, được người dân nơi đây. Là món bánh mà không thể thiếu trên các mâm cỗ khi vào mỗi dịp Tết nguyên Đán hàng năm.

Khi được cầm trên tay chiếc bánh chưng làng Đầm, thì Đặc sản Tây Bắc chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi chiếc bánh được gói rất đẹp, vuông góc, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Và bạn sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn nữa là khi được thưởng thức hương vị của nó, bánh chưng làng Đầm mang một hương vị đặc trưng rất riêng.

Bánh chưng làng Đầm mang một hương vị đặc trưng riêng - Ảnh từ Hương Kiều

Bánh chưng làng Đầm mang một hương vị đặc trưng riêng – Ảnh từ Hương Kiều

Đặc điểm và sự khác biệt của bánh chưng làng Đầm

Theo truyền thuyết Việt Nam, bánh chưng tượng trưng cho Đất, hình vuông của bánh biểu thị cho sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Và mỗi vùng đất ở nước ta tuy là có khác nhau về cách gói hay hương vị của bánh chưng nhưng về hình dáng bên ngoài thì vẫn là 1, 1 hình vuông vức trông rất xinh.

Bánh chưng làng Đầm mang một hương vị đặc biệt, được hòa quyện giữa những hạt gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm, đỗ xanh đã kháp sạch vỏ và những miếng thị ba chỉ thơm ngon nhưng không ngấy. Được bao bọc bởi lớp lá dong bên ngoài tạo nên một màu xanh và mùi hương rất hấp dẫn(khác với những nơi dưới xui, họ thường hay gói bằng lá chuối).

Điểm đặc biệt hơn nữa của chiếc bánh chưng ở làng Đầm này là, nước luộc/nấu bánh hoàn toàn được từ nước mưa, và nồi luộc là phải nội được làm bằng tôn. Bởi theo người dân nơi đây chia sẻ thì như thế khi chín bánh mới ngon, mới mang được hương vị đặc trưng riêng.

Khi thưởng thức, mở hết từng lớp lá dong bênh ngoài bạn sẽ bị thu hút bởi một màu xanh mướt rất bách mắt. Kèm với đó là mùi hương thoang thoảng từ bên trong của phần nhân bánh, nào là hương thơm bùi, béo của đậu xanh, kết hợp với độ béo ngậy của thịt lợn và chút vị cay cay của hạt tiêu. Tất cả hòa quyện tạo cho ta cảm giác như được ăn cả những tinh hoa của đất trời trong miệng vậy. Món bánh này thường được ăn kèm với củ kiệu, dưa hành, giúp tăng thêm độ đậm đà.

Đặc điểm nổi bật của bánh chưng làng Đầm - Ảnh từ Tuong Thi

Đặc điểm nổi bật của bánh chưng làng Đầm – Ảnh từ Tuong Thi

Cách gói bánh chưng làng Đầm

Bánh chưng làng đầm Hà Nam hiện nay vẫn được người dân trong làng gói theo cách truyền thống xưa, bánh được gói bằng tay, không dùng khuôn. Quy trình gói cụ thể như sau:

Nguyên liệu

  • Gạo nếp cái hoa vàng
  • Thịt ba chỉ
  • Đậu xanh đã được làm sạch vỏ
  • Tiêu, muối, gừng,…
  • Lá dong
  • Lạc buộc, hoặc dây để buộc bánh
  • Nước mưa
  • Nồi được làm bằng tôn.

Cách gói bánh chưng làng Đầm

Bước 1: Gạo nếp, đậu xanh được mang đi ngâm với nước mưa trong nhiều giờ đồng hồ(thường từ 6 – 8 tiếng), sau đó đãi sạch rồi để ráo nước.

Bước 2: Thịt lợn ba chỉ ngon, rửa sạch thái nhỏ, tẩm ướp đơn giản với các gia vị như: chút muối, chút tiêu, chút dầu ăn. Đậu xanh sẽ được mang đi nấu chín, xào dẻo trên bếp với chút muối, chút tiêu, sau đó sẽ được vo và nén thành từng miếng dẹp hình tròn nhỏ vừa(hoặc cũng có thể không cần nấu chín).

Bước 3: Lá dong rửa sạch, lau ráo nước.

Bước 4: Gói bánh: đầu tiên đặt 2 – 3 lớp lá dong bên dưới rồi cho 1 lớp gạo nếp vào, trán cho bằng bằng rồi cho lớp nhân đậu xanh và thịt lợn vào, sau đó cho 1 lớp gạo nếp lên trên, chỉnh sửa trán cho bằng đều, làm sao nhân không bị lòi ra là được. Sau cùng thì gấp các góc, mép đầu lá vào và gói lại sao cho chiếc bánh vuông vức là được.

Bạn có muốn tìm hiểu thêm về cách gói bánh chưng đen Tây Bắc?

Cho 1 lớp gạo nếp vào trước - Ảnh sưu tầm

Cho 1 lớp gạo nếp vào trước – Ảnh sưu tầm

Cho lớp nhân vào - Ảnh sưu tầm

Cho lớp nhân vào – Ảnh sưu tầm

Cuối cùng là cho lên 1 lớp gạo nếp nữa - Ảnh sưu tầm

Cuối cùng là cho lên 1 lớp gạo nếp nữa – Ảnh sưu tầm

Bước 5: Dùng lạc/dây buộc bánh, cứ 3 dây buộc ngang thì sẽ tương ứng với 3 dây buộc dọc. Lưu ý không nên buộc quá lỏng hoặc quá chặt. Bởi khi nấu, nếu lỏng sẽ bị lòi nhân và nước sẽ vào bên trong, còn nếu chặt quá thì bánh sẽ không được chín đều.

Cách gói bánh chưng làng Đầm - Ảnh sưu tầm

Cách gói bánh chưng làng Đầm – Ảnh sưu tầm

Bước 6: Cho bánh vào nồi, và cho nước mưa vào, nước đầy sắp sắp bánh là được. Đậy nắp lại và nấu đến khi bánh chín(thường là nấu khoảng 1 đêm) hoặc 12 – 24 tiếng. Đặc biệt là lửa củi phải đều liên tục chứ không được tắt.

Xếp bánh vào nồi để nấu - Ảnh sưu tầm

Xếp bánh vào nồi để nấu – Ảnh sưu tầm

Mua bánh chưng làng Đầm ở đâu khi đi Hà Nam

Nếu bạn có dịp đến thăm và khám phá vùng đất Hà Nam phía Bắc và muốn thưởng thức món bánh chưng làng Đầm chuẩn hương vị thì có thể ghé mua trực tiếp tại ngôi làng Đầm của thôn Bích Trì, thuộc xã Liêm Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam. Hay bạn cũng có thể mua tại các cửa hàng đặc sản tại khu vực mà bạn đang du lịch ở Hà Nam.

 

Qua những nội dung mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ về bánh chưng làng Đầm – một đặc sản nổi tiếng ở vùng đất Hà Nam rồi đúng không nào?.

Theo dõi website: dacsantaybac.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!.

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục