Bánh khảo là một loại bánh truyền thống, đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng, bánh thường được xuất hiện trong những dịp lễ, Tết. Với vẻ ngoài mộc mạc, bánh khảo được gói trong lá chuối hoặc giấy nhiều màu sắc(ngày nay thì được gói trong giấy trắng và bọc bên ngoài là lớp nilong trong). Bánh không chỉ là món ăn ngon mà còn chứa đựng tình cảm và nét đẹp văn hóa của người dân vùng cao.
Để hiểu rõ hơn về món bánh đặc sản truyền thống này thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung dưới đây nhé!
Giới thiệu về bánh khảo Cao Bằng
Bánh khảo là một đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Cao Bằng – nơi miền núi Đông Bắc được biết đến với văn hóa và ẩm thực đa dạng. Đây không chỉ là món bánh truyền thống mà còn là biểu tượng văn hóa của người Tày, Nùng, được yêu thích trong mỗi dịp Tết cổ truyền, lễ cưới, hỏi, hay các lễ hội truyền thống. Là lúc mọi người cùng nhau thưởng thức món bánh, chia sẻ niềm vui và duy trì văn hóa gia đình.
Bánh Khảo Cao Bằng là món quà tinh thần, tượng trưng cho sự phồn thịnh và đoàn viên, là sợi dây kết nối tình cảm gia đình, biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc.
Bánh có hình dáng vuông nhỏ gọn, được bọc trong lớp giấy gói đơn sơ, nhưng lại chứa đựng cả tinh hoa đất trời và công sức của người làm. Với bề mặt bánh mịn, có màu trắng ngà tự nhiên, vị ngọt thanh từ đường phèn, hòa quyện với vị bùi của nhân lạc hoặc vừng, và mùi thơm đặc trưng của gạo nếp rang. Khi ăn, bánh tan nhẹ trong miệng, tạo cảm giác tơi xốp đặc trưng mà không loại bánh nào khác có được. Đối với người xa quê, thì bánh khảo là hương vị quê hương, gợi nhắc những kỷ niệm đẹp mỗi dịp Tết đến xuân về.
Các bước làm bánh khảo truyền thống?
Nguyên liệu
- Bột nếp: Bột nếp rang, loại bột chủ đạo để tạo nên độ mịn, thơm cho vỏ bánh.
- Đường trắng hoặc đường phèn: Đường nấu lên để bánh có vị ngọt thanh nhẹ.
- Nhân bánh: Nhân có thể là từ lạc rang hoặc vừng đen cùng một ít mỡ lợn thái nhỏ.
Cách làm
Bước 1: Gạo nếp sau khi rang chín sẽ được xay mịn thành bột. Đây là công đoạn rất quan trọng, bởi độ mịn của bột quyết định độ tơi xốp của bánh khi thưởng thức.
Bước 2: Chuẩn bị nhân: Đường được đun chảy, hòa quyện với mỡ lợn thái nhỏ và có thể thêm lạc rang hoặc đậu xanh. Nhân bánh phải có vị ngọt thanh, hòa hợp với hương bột nếp.
Bước 3: Bột nếp sau khi xay sẽ được nhào trộn với nước đường sao cho đạt được độ dẻo mịn, không vón cục. Sau đó cho vào khuôn để ép chặt bột và nhân thành từng chiếc bánh nhỏ vuông vức(Cho 1 lớp bột vào khuông trước rồi cho nhân vào giữ sau đó thẻm 1 lớp bột lên trên và ép chặt).
Bước 4: Khi bánh được ép khuôn hoàn chỉnh, thì sẽ cắt thành từng miếng nhỏ, gói trong giấy mỏng hoặc lá chuối, để bảo quản được lâu hơn.
>>>Click để biết thêm vvề
Và cách làm bánh trứng kiến – một đặc sản nổi tiếng ở Cao Bằng.
Các loại bánh khảo phổ biến ở Cao Bằng
Ngày nay thì bánh khảo còn được người dân biến tấu với nhiều loại nhât khác nhau, nhằm đáp ứng mọi sở thích của người ăn, cụ thể như: bánh khảo nhân lạc, bánh khảo nhân đậu xanh hay bánh khảo lá dứa.
Cách thưởng thức và bảo quản bánh khảo chuẩn truyền thống
Khi thưởng thức, bánh khảo rất hợp khi dùng cùng trà xanh. Trà giúp cân bằng vị ngọt của bánh, tạo nên hương vị hài hòa, thanh tao, tạo cảm giác thư giãn.
Bánh khảo có thể để được rất lâu, đặc biệt trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên, để bánh luôn giữ được độ tươi ngon thì chúng ta nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Mua bánh khảo chuẩn hương vị Cao Bằng ở đâu?
Nếu có dịp ghé tham quan, khám phá Cao Bằng và muốn được thưởng thức hương vị bánh khảo đúng chuẩn, thì bạn có thể tìm đến các khu chợ truyền thống ở Cao Bằng như: chợ Xanh, chợ Tĩnh Túc hoặc tại các làng nghề chuyên làm bánh khảo. Hay bạn cũng có thể mua tại các cửa hàng đặc sản Cao Bằng – nơi bày bán rất nhiều thức quà đặc sản mà bạn có thể mua về làm quà.
Bánh khảo Cao Bằng là một trong những đặc sản truyền thống, chứa đựng tình cảm và lòng tự hào của người dân vùng cao. Mỗi chiếc bánh không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn ẩn chứa câu chuyện về nền văn hóa và phong tục của người Tày, Nùng. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử thưởng thức một lần để cảm nhận nét đẹp ẩm thực truyền thống, chân chất của vùng núi Đông Bắc này.
Và cũng đừng quên theo dõi Đặc sản Tây Bắc để có thể cập nhật thêm nhiều đặc sản, thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!
Bình luận đang tắt.