Tam thất có mấy loại? Có phải bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này bởi được nghe mọi người truyền tay nhau rằng tam thất không chỉ có một loại. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết các loại tam thất dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Các loại tam thất
Cây tam thất hay còn được gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán, điền thất,…thuộc họ Nhân sâm. Là loại cây thân có với tuổi thọ cao, sống lâu năm, khi phát triển cây tính từ mặt đất trở lên chỉ cao khoảng 20-50cm. Phần rễ sẽ phân nhánh và mọc ra nhiều củ nhỏ, và khi thu hoạch người dân sẽ thu hoạch phần củ rễ này rồi mang đi phơi khô để chế biến thành nhiều dạng khác nhau như: bột tam thất, tam thất nguyên củ, tam thất thái lát,… với mục đích để sử dụng tiện lợi hơn trong cuộc sống.
Và ngoài thực tế hiện nay thì tam thất có 2 loại, đó là tam thất nam và tam thất bắc. 2 loại tam thất này ngoài những điểm tương đồng thì còn có những đặc tính cũng như công dụng hay giá thành sẽ khác nhau. Cụ thể như nào thì chúng ta cùng đi tiếp nhé.
Củ Tam thất Nam
Tam thất Nam hay còn được gọi là Tam thất gừng hay Khương tam thất, có tên khoa học là Stahlianthus thorelli Gagnep, thuộc họ gừng. Là một loại cây thảo dược thân thảo, có chiều dài khoảng 10-20cm, với hình dáng lá mọc thẳng từ thân rễ, sau khi cây ra hoa lá có cuống dài, bẹ lá phát triển to. Có 3-5 lá áp sát nhau tạo thành một hình dạng thân giả trên mặt đất, phiến lá có hình mác thuôn dài, mép lá trơn không răng cưa, đầu lá nhọn. Lá có màu lục hoặc nâu tím.
Phần thân rễ được phân thành nhiều nhánh, sau khi phát triển sẽ thành nhiều củ nhỏ. Với kích thước củ dạng dáng tròn như quả trứng, được xếp thành chuỗi, có nhiều ngấn ngang, và trên bề mặt củ có nhiều rễ con dạng sợi chỉ. Vỏ củ nhẵn mịn, có màu vàng nhạt, bên trong thì có màu trắng đục nhu ruột củ khoai.
Ở cây tam thất nam này có một điểm đặc biệt đó là cụm hoa sẽ mọc ở gốc cây, có một lá hình ống dài khoảng 3cm, được thắc lại ở đầu rồi phân thành 2 thùy rộng để chứa hoa. Hoa tam thất nam có màu trắng họng vàng, lá cây dạng màng, có đài hình ống nhăn, có 3 răng. Tràng cây cũng dạng hình ống, có thùy thuôn, và thùy sau ngắn có mũi nhọn, nhị hoa không có chỉ nhị, nhị lép dạng cánh môi lỗm được chia làm 2 thùy, bầu nhẵn, 3 ô.
Cây thảo dược này được phân bố chủ yếu ở Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam thường được phân bố ở các tỉnh vùng núi như: Tây nguyên, đồng bằng trung du Bắc Bộ,… . Loại cây ưa ẩm, chịu nóng nên thường được mọc ở các khe đám ao hồ, bờ suối. Và thời điểm mà thu hoạch được củ(rễ) của tam thất nam thường bắt đầu từ mùa đông đến mùa xuân năm sau(khi cây đã đủ thời gian để thu hoạch). Củ sẽ được bảo quản bằng việc phơi khô.
- Giá củ tam thất nam khô hiện nay giao động khoảng từ: 300.000vnd/kg (tùy vào từng loại).
- Và giá tam thất nam khô từ: 120.000vnd/kg (tùy vào từng loại).
Công dụng của củ tam thất Nam
Theo trong y học cổ truyền thì tam thất nam có vị hơi đắng, cay có mùi hắc và tín ôn. Có những công dụng hữu ích đối với sức khỏe như sau:
- Các hoạt chất trong tam thất nam giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Giúp tăng cường đề kháng, và phục hồi nhanh sau khi bị chấn thương, hay giúp cầm máu, tiêu sưng hiệu quả.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, cải thiện được tình trạng thổ huyết, rong kinh,..
- Giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Và ngoài ra củ tam thất nam còn chữa được bệnh về tuyến giáp và giảm kích thước các khối u hiệu quả.
>>>Click để biết thêm về:
Cách dùng bột tam thất hiệu quả.
Củ Tam thất Bắc
Tam thất Bắc hay còn được gọi là Sâm tam thất, Kim bất hoán hay Thổ sâm, cây Xuyên tam thất. Là loại cây có họ hàng với nhân sâm nên có tuổi thọ cũng khá cao, nhưn thân cây cũng chỉ cao khoảng 40cm với 3-4 lá mọc vòng. Đầu lá cây tam thất Bắc nhọn, có viền răng cưa, và hoa có màu lục vàng nhạt, quả tam thất bắc có dạng hình cầu khi chín thì màu đỏ.
Củ tam thất bắc có dạng hình cụ hoặc hình thoi, với chiều dài khoảng 5 – 7cm. Bên ngoài củ hơi sần sùi, có màu xám đen hoặc nâu vàng và có nhiều mấu nhỏ, bên trong củ thì có màu vàng nhạt hoặc xám, chất thịt củ hơi mịn.
Cây tam thất bắc thích hợp với môi trường vùng ôn đới và cận ôn đới, và chỉ mọc ở vùng núi cao khoảng trên 1000m so với mực nước biển. Nên ở Việt Nam ta chúng thường được xuất hiện ở các tỉnh như: Hà Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng. Là loại cây thường được trồng từ 5 đến 7 năm mới có thể thu hoạch, củ của nó rất cứng kể khi còn tươi.và thường được thu hoạch vào khoảng tháng 11 hàng năm, sau khi thu hoạch củ tam thất bắc sẽ được phơi khô để làm thuốc.
- Giá củ tam thất bắc khô hiện nay trên thị trường có giá từ: 1.000.000vnd – 1.600.000vnd/kg (tùy vào từng loại).
- Giá củ tam thất bắc tươi: từ 400.000vnd – 900.000vnd/kg (tùy vào từng loại).
Công dụng tam thất Bắc
Tam thất bắc có vị hơi đắng nhẹ tự nhiên của thảo mộc và hậu ngọt, mang tính ôn nên trong y học củ tam thất bắc có tác dụng rất hữu ích cho sức khỏe, cụ thể như:
- Giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
- Hỗ trợ an thần, chống mệt mỏi, căng thẳng, giúp bổ máu.
- Trong tam thất bắc có chất noto ginsenosid nên rất tốt cho tim, tránh được các tình trạng xơ vữa động mạch, rối loạn, giãn mạch,…
- Sử dụng tam thất bắc phù hợp sẽ giúp giảm sinh sản các khối u, ức chế quá trình di căn của tế bào ung thu, nâng cap được tuổi thọ cho những bệnh nhân đang bị ung thư.
- Giúp cầm máu, giảm đau và tiêu máu tốt.
- Tam thất bắc còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
- Hỗ trợ cải thiện sắc đẹp, giảm nám, tàn nhan và các dấu hiệu lão hóa da.
***Lưu ý: 2 loại củ tam thất này đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng để sử dụng một cách hiệu quả và tốt nhất, bạn cũng cần phải thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể áp dụng một cách an toàn nhất có thể. Và đặc biệt không dùng củ tam thất cho phụ nữ đang mang thai.
Bên trên là chi tiết về các loại tam thất mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về các loại củ tam thất cũng như những công dụng hữu ích của chúng đối với sức khỏe.
Bình luận đang tắt.