Măng chua khô (măng chua héo) là món ăn đặc trưng của người đồng bào vùng cao Tây Bắc, như: Thái, Tày,… Măng chua khô có hàm lượng chất xơ cao, giá trị dinh dưỡng tốt. Và hiện nay có rất nhiều người thích ăn măng chua khô, muốn tự tay làm cho gia đình người thân, nhưng lại chưa biết cách làm măng chua khô như thế nào?. Hiểu được tâm ý của mọi người hôm nay Đặc sản Tây Bắc sẽ bật mí cách làm măng chua khô thơm ngon, bổ ích chi tiết nhất.
Cách làm măng chua khô
Chuẩn bị nguyên liệu:
Để làm nên những miếng măng chua khô ngon, việc chọn lọc nguyên liệu kỹ càng cũng là một bước vô cùng quan trọng, sử dụng hoàn toàn từ măng rừng tươi và sơ chế sạch sẽ, cụ thể sẽ cần:
- 5-8kg măng tươi, lấy phần non bỏ phần vỏ và gốc già.
- Dụng cụ: Dao bào, hũ nhựa hoặc thủy tinh để ngâm măng.
Chọn măng tươi:
Loại măng được coi là ngon nhất, được chế biến là sử dụng nhiều nhất trong các loại măng rừng là măng nứa. Măng nứa có 3-4 loại, mỗi loại đều sở hữu một hương vị đặc trưng riêng. Vì vậy, măng nứa thường được bà con sơ chế để làm măng chua khô.
Có thể bạn chưa biết: Cách làm măng chua Tây Bắc.
Măng nứa: Được mọc tự nhiên trên núi cao và mọc theo mùa, ưa thích khí hậu ẩm. Măng chủ yếu mọc ở vùng Tây Bắc và một số tỉnh thành ở Đông Bắc như: Bắc Cạn. Đặc biệt măng nứa có rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là 3 loại: Măng nứa ngộ, măng nứa tép và măng nứa bẩy, mỗi một loại điều mang hương vị đặc trưng riêng. Nhưng chung quy lại măng nứa là loại măng ngon nhất trong tất cả các loại măng rừng. Bởi măng sử hữu hương vị giòn, thơm tự nhiên, kết hợp với các chất dinh dưỡng có trong măng giúp món ăn trở thơm ngon và bổ dưỡng.
Các bước làm măng chua khô:
Bước 1: Sơ chế sạch, sau đó bào mỏng măng tươi.
Bước 2: Ngâm măng: cho toàn bộ phần măng tươi đã được bào mỏng vào một chiếc bình rồi đổ nước ngập bình. Khoảng thời gian thích hợp để măng có độ chua vừa phải là từ 2-3 tuần.
Bước 3: Phơi măng: Lấy toàn bộ phần măng đã được ngâm để khô ráo, sau đó đem phơi từ 3-4 nắng.
Bước 4: Kiểm tra thành phẩm: Măng sau khi phơi khô có màu vàng nâu vô cùng đẹp mắt.
>>>Click để biết thêm: Cách làm phở chua Cao Bằng ngon chuẩn vị bạn nhé!
Cách bảo quản măng khô:
Sau khi làm tất cả các bước trên xong, bạn cần bảo quản măng ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ tránh trường hợp măng bị hỏng.
Hiểu rõ hơn về măng chua khô
Măng chua khô là một loại thực phẩm đặc trưng của người đồng bào phía Bắc. Thực phẩm này được chế biến từ các loại măng rừng tươi, sau đó được ngâm chua và phơi khô.
Măng chua khô khá phổ biến và luôn có mặt trong mọi bữa ăn gia đình của người vùng cao, bà con nơi đây dự trữ măng và sử dụng quanh năm. Những búp măng tươi được sơ chế sạch sẽ rồi phơi thật khô, sau đó bảo quản ở nơi khô ráo trong nhà.
Hiện nay, măng chua khô không chỉ phổ biến trên vùng cao mà nó còn phổ biến ở các vùng đô thị, thành phố lớn. Họ tiếp cận với măng chua khô rất nhanh, dần dần yêu thích cái hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc này. Với 7749 món ăn được chế biến từ măng chua khô như: nấu canh xương, xào với thịt lợn, xào lòng gà,… . Hương vị chua ngọt thanh cùng với độ giòn dai, vì thế khi kết hợp với các nguyên liệu, thực phẩm nào măng chua vẫn giữ được độ thơm ngon đặc trưng.
Nếu như bạn có dịp ghé thăm mảnh đất Tây Bắc, và có cơ hội nếm thử các món ăn được chế biến từ măng chua khô thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên cái hương vị chua chua ngọt thanh đó. Là loại thực phẩm ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bảo quản, chế biến, nên măng chua khô rất “được lòng” các du khách khi đến với Tây Bắc.
Bên cạnh đó măng chua khô còn công dụng như: Thanh nhiệt, giảm cân,…
***Lưu ý khi sử dụng măng chua khô
- Không nên ăn quá nhiều măng chua khô trong thời gian ngắn liên tục, vì măng có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể.
- Không nên sử dụng măng chua khô đối với người bị thận, bị gout hay người bị viêm loét dạ dày.
- Phụ nữ đang mang thai và trẻ em không nên ăn măng (dễ gây đầy bụng).
Trên đây các bước làm măng chua khô chuẩn vị mà Đặc sản Tây Bắc muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho công việc làm măng chua khô tại nhà của bạn mỗi khi thèm hương vị Tây Bắc này.
Bình luận đang tắt.