Cây ngải cứu là cây gì?, ngải cứu có tác dụng như thế nào? Để có câu trả lời chính xác thì hãy cùng Đặc sản Tây Bắc tìm hiểu chi tiết về cây ngải cứu trong bài viết này bạn nhé!.
Cây ngải cứu là cây gì?
Cây ngải cứu hay còn được gọi là rau ngải, ngải diệp – là một loại cây cỏ được mọc dại ở rất nhiều nơi, nhất là ở các vùng địa phương phía Bắc. Là loại rau thường được người dân dùng để nấu ăn hàng ngày, không những thế đây còn là một trong những dược liệu được chế biến thành nhiều bài thuốc dân gian bổ ích cho sức khỏe.
Đặc điểm cây ngải cứu
Cây ngải cứu thuộc thân cây thỏ, thuộc họ cúc, có thân hình màu trắng bạc hoặc màu xanh bạc, khi trưởng thành cây cao khoảng từ 0,4 – 1m. Lá ngải cứu có màu xanh, bên dưới lá có lớp lông nhung màu trắng, hoa ngải cứu có màng vàng nhạt hoặc màu sáng có dạng búp. Là loại thảo dược có mùi thơm đặc trưng, lá của cây ngải cứu có chứa tinh dầu và đặc biệt hơn là tất cả các bộ phận của ngải cứu đều sử dụng được trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền từ xưa đến nay.
Các thành phần dưỡng chất có trong cây ngải cứu
Như Đặc sản Tây Bắc đã chia sẻ bên trên cây ngải cứu là loại thảo dược có chứa hàm lượng tinh dầu khá lớn so với các loại thảo dược khác. Thành phần chủ yếu là từ tetradecatilin, monoterpen, rachel ancol, tricosanol, dehydromatricaria ester và các chất khác. Và nhờ vào những thành phần này, ngải cứu thường được dùng để chế biến rất nhiều bài thuốc để chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt, giúp cầm máu, chữa chứng chướng bụng, tiêu chảy, đau đầu,…
Tuy là vị của ngải cứu hơi đắng, nhưng bởi mang lại nhiều tác dụng hữu ích nên thường được người dân sử dụng hàng ngày.
Các tác dụng hữu ích của cây ngải cứu
Là một trong những loại dược liệu với nhiều bài thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe, cây ngải cứu có một số tác dụng hữu ích về các bệnh như sau:
Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Là loại thoải dược có tính ấm, nên ngải cứu thường được dùng để giúp giảm các cơn đau bụng kinh. Giúp điều hoa chu kì kinh nguyệt cho những người có chu kỳ không đều. Cách dùng là bạn chỉ cần hái lá ngải cứu rửa sạch sau đó giã nhuyễn với một xíu muối và vắt lấy nước uống.
>>>Có thể bạn quan tâm:
Dây đau xương và tác dụng của dây đau xương.
Các tác dụng hữu ích của nụ hoa tam thất.
Giúp an thai
Trong y học cổ truyền và y học dân gian, ngải cứu là một trong những bài thuốc giúp an thai cho trường hợp phụ nữ đang bị dọa sảy thai hiệu quả nhất. Và đó cũng là bài thốc giúp cho những ai đang bị khó mang thai hay chứng tử cung lạnh. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và an toàn thì chúng ta cần đến thăm hỏi ý kiến của thầy thuốc chuyên về các loại thảo dược dân gian.
Giúp máu lưu thông
Có thể dùng lá ngải cứu để làm thức ăn hàng ngày như: nấu canh, rán với trứng,… để giúp cải thiện được các chứng bệnh như hoa mắt, chóng mặt, tuần hoàn máu lưu thông kém,…
Hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp
Dùng ngải cứu đun nước uống kết hợp với một số loại dược liệu khác như: khuynh diệp, lá bưởi,… để có thể chữa các chứng bệnh như: đau họng, cảm mao, ho khan,…
Giúp cầm máu
Một trong cách giúp cầm máu nhanh là dùng lá ngải cứu giã nát và đắp lên vết thương bị chảy máu như: bị đứt tay, bị xây xát hay bị rắn cắn,… rất hiệu quả. Bởi nó có tác dụng giúp cầm máu, giảm đau, sát khuẩn, giảm viêm rất tốt.
Điều trị các bệnh về xương khớp
Là loại thảo dược có tính ấm, nên cây ngải cứu thường được dùng để chữa các chứng bệnh về xương khớp. Cách dùng cụ thể: Dùng ngải cứu dã nhuyễn lấy nước pha với mật ong để uống, hoặc cũng có thể giã nhuyễn và đặp lên vùng xương khớp bị đau. Nó sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp giảm đau cho xương khớp.
Điều hòa cơ thể khi bị suy nhược
Hầm lá ngải cứu với hạt sen, gà ác và táo đỏ sẽ giúp cơ thể tốt hơn khi đang bị suy nhược, bởi đây là một món ăn được coi như là đại bổ, giúp khí huyết lưu thông, chống chán ăn, hay rất tốt cho người vừa ốm dậy,…
Ngoài những tác dụng bổ ích trên thì cây ngải cứu còn là bài thuốc giúp chữa các chứng bệnh ngoài da như: nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
- Tuy là ngải cứu là loại thảo dược rất nhiều công dụng bổ ích nhưng KHÔNG nên dùng quá nhiều, bởi nó sẽ gây ĐỘC, chỉ nên dùng tối đa 5 ngọn/mỗi lần ăn, mỗi tuần không nên dùng quá 3 lần và không dùng quá 4 tuần.
- Bà bầu đang mang thai hoặc người từng sinh non, bị sảy thai thì không nên ăn.
- Không nên dùng ngải cứu nhiều cho phụ nữ đang cho con bú.
- Không dùng kết hợp ngải cứu với các loại thuốc: chữa tiểu đường, trầm cảm, ung thư, chống đồng máu hay kháng khuẩn,… bởi nó sẽ phản tác dụng.
- Người có cơ thể bị mẫn cảm với thảo dược thì hạn chế dùng ngải cứu.
Những tác dụng phụ của cây ngải cứu
Nếu cơ địa không hạp với cây ngải cứu, hay bạn sử dụng ngải cứu quá liều thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, co giật và suy thận. Bên cạnh đó ngải cứu cũng có thể gây bỏng da nếu bạn sử dụng không theo một công thức nào.
Bên trên là những thông tin chi tiết về cây ngải cứu cũng như những tác dụng của ngải cứu mà Đặc sản Tây Bắc đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Bình luận đang tắt.