Lễ hội Gầu Tào ở Tây Bắc, là một trong những nghi lễ rất quan trọng đối với người đồng bào H’ Mông. Cùng với vẻ đẹp văn hóa độc đáo, náo nhiệt mang đậm nét truyền thống dân tộc. Để biết thêm về vẻ đẹp của lễ hội Gầu Tào Tây Bắc, thì hãy cùng Đặc sản Tây Bắc xem qua bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào tại Tây Bắc là một trong những nghi lễ truyền thống của người đồng bào H’ Mông. Thường sinh sống ở các tỉnh thành thuộc vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Thái Bình, Điện Biên, Sơn la, Hà Giang,… Đây là một lễ hội mang tính cộng đồng và có nét đặc trưng văn hóa cao đẹp.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, thì lễ hội này được xuất phát từ câu chuyện: những cặp vợ chồng người Mông lấy nhau lâu năm rồi mà chưa sinh được con. Người chồng sẽ đi lên một quả đồi nào đó, thành tâm cầu xin thần đồi và thần núi, để sinh được người con mong ước. Và lời cầu nguyện này được thành hiện thực, họ làm lễ cảm tạ và mời bà con dân làng đến chunh vui.
Ban đầu, lễ hội này nó chỉ đơn thuần là nghi lễ cầu con, của một gia đình người Mông giàu có đứng lên tổ chức. Về sau, nghi lễ đó dần dần phổ biến và phát triển rộng rãi, thành lễ hội Gầu Tào của cả dân bản. Và người tổ chức sẽ là già làng hoặc gia chủ đang tổ chức lễ.
Lễ hội Gầu Tào Tây Bắc gồm có phần “lễ” và phần “hội”. Phần “lễ” là tổ chức các nghi lễ cúng bái dưới cây nêu, nhằm thể hiện mong ước của gia chủ. Còn phần “hội” là tổ chức các hoạt động vui chơi, nhảy múa.

Lễ hội Gầu Tào Tây Bắc – Ảnh sưu tầm
Thời gian tổ chức lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào của người đồng bào H’ Mông tại Tây Bắc, thường được tổ chức vào tết nguyên đán từ mùng 2 – mùng 10 hàng năm. Với sự tham gia của đông đảo tất cả người dân trong bản, và có cả các du khách gần xa đều đến lễ hội vui chơi.
Địa điểm tổ chức lễ Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào Tây Bắc hay còn gọi là Hấu Tào, được tổ chức tại một quả đồi thấp có đỉnh bằng phẳng, tạo nên một bãi rộng và được bao bọc quanh bởi những ngọn đồi cao hơn. Đặc biệt, phía trước phải có một không gian hẹp và trũng, với đầu Gầu Tào phải quay theo hướng Đông. Để cây nêu sau khi dựng lên sẽ đón được ánh nắng mặt trời.
Bởi người Mông có thường quan niệm rằng: Cây nêu tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ, còn không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy không may nắm. Những ngọn đồi cao xung quanh, tượng trưng cho sự phát triển, về con cái hơn cha mẹ và ngày càng nhiều tài lộc.

Lễ hội Gầu Tào Tây Bắc được tổ chức tại một quả đồi thấp có đỉnh bằng phẳng – Ảnh sưu tầm
Các nghi lễ độc đáo bên cây nêu của lễ Gầu Tào
Cách lựa chọn cây nêu để làm lễ cúng
Để bắt đầu vào lễ hội hội Gầu Tào Tây Bắc, thì người dân trong bản phải chọn được ngày đẹp và phải đi đốn một cây nêu về dựng. Cây nêu còn là một biểu tượng chính linh thiêng trong mọi nghi lễ Gầu Tào, do đó việc lựa chọn cây nêu rất quan trọng, nó đòi hỏi sự tỷ mỷ, cẩn thận. Cây nêu sử dụng để làm lễ phải là những loại cây thẳng, không bị sâu hay cụt ngọn. Đặc biệt là không được chọn cây đổ.
Khi bắt đầu chặt cây gia chủ phải cúng, hoặc thắp hương cầu khấn các vị thần để xin chặt cây. Sau khi cúng xong gia chủ mới được phép chặt cây. (Được biết có một lưu ý rắng: từ khi chặt cây đến lúc mang cây nêu về dựng, không được để bất cứ bộ phận nào của cây chạm xuống đất). Khi làm lễ, già làng thường thắt một tấm vải dài màu trám đen (đỏ), một cút rượu, một túm ngô, một sâu tiền bạc rồi mới mang đi dựng.

Cây nêu sử dụng để làm lễ phải là những loại cây thẳng, không bị sâu hay cụt ngọn – Ảnh sưu tầm
Nghi lễ cúng dưới gốc cây nêu
Bên dưới gốc cây nêu, già làng cùng người dân đặt một mâm lễ để dâng lên các vị thần, bao gồm: Gà, rượu và cơm. Nghi lễ được tổ chức ngay trong buổi sáng hôm đó, già làng sẽ bắt đầu nghi lễ bằng việc thắp hương đốt tiền mã rồi đi ngược chiều kim đồng hồ xung quanh cây nêu. Hát bài tịnh chay, và cúng bái cho thần linh nơi đây biết việc dựng nêu để tổ chức lễ tạ ơn. Khi nghi lễ kết thúc người dân sẽ được hưởng lộc ngay dưới gốc cây nêu.

Nghi lễ cùng dưới cây nêu ở lễ hội Gầu Tào – Ảnh sưu tầm
Trải nghiệm thú vị dưới gốc cây nêu trong lễ hội Gầu Tào
Đến với lễ hội Gầu Tào Tây Bắc, bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị và mới lạ. Được tận mắt nhìn thấy, lắng nghe người dân trong bản làm lễ ngay dưới gốc cây nêu. Hay thỏa sức chơi đùa với các tiết mục đặc sắc như: Nhảy múa, thổi kèn truyền thống, đối đáp chữ, ném còn,…
Lễ hội Gầu Tào của người đồng bào H’ Mông, còn là khu vui chơi, gặp gỡ kết nối giữa mọi người lại với nhau. Đôi khi, nó còn là một địa điểm hẹn ước giữa các cặp tình nhân. Khi đến đây, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các cô gái người Mông, với những chiếc váy áo sặc sỡ đủ màu sắc, hoa văn khác nhau.
>>>Click để tìm hiểu thêm về:
Những lễ hội truyền thống ở vùng Tây Bắc.
Và phong tục đón Tết Tây Bắc xem có gì đặc sắc.

Sau khi làm lễ xong mọi người cùng nhảy múa dưới cây nêu – Ảnh sưu tầm
Kết thúc lễ, hạ cây nêu
Lễ hạ nêu cũng rất quan trọng trong lễ hội Gầu Tào, chỉ sau 3 – 5 ngày tổ chức thầy cúng/già làng sẽ làm lễ hạ cây nêu. Và cây nêu đó sẽ được một đôi trai gác đứng tuổi được chọn ra để rước nêu về bản, hoặc rước cây nêu đến 1 vách đá khô nào đó và đặt ở đó, để cầu mong phúc và sức khỏe cho cả dân làng.
Trên đây là toàn bộ những nét đẹp về lễ hội Gầu Tào của người đồng bào H’Mông, mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn về nét đẹp nền văn hóa của đồng bào dân tộc người H’Mông vùng Tây Bắc.