“Tây Bắc” hai tiếng thân thương và gần gũi với tất cả người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuộc vùng Tây Bắc. Không chỉ vậy, mà ngày nay Tây Bắc đang dần được mọi người biết đến rất nhiều, với sự phát triển trên mọi lĩnh vực. Về nét đẹp về cảnh quan văn hóa cũng như những lễ hội truyền thống đặc sắc tại nơi đây. Và hôm nay trong bài viết này Đặc sản Tây Bắc sẽ giới thiệu đến bạn những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc đặc sắc nhất qua bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Lễ hội Đền Thượng – Lào Cai
Vài nét về Đền Thượng
Ngôi Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, có niên hiệu là Chính Hòa (1680 – 1705). Là nơi thờ quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người có công lớn trong lịch sử bảo vệ non sông Đất Nước Việt Nam. Một vị thánh linh thiêng, tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người dân Việt Nam.
Để chào đón mọi du khách tham quan, ngay khi bước vào đền, sẽ là hình dáng một cây đa cổ thụ siêu to khổng lồ với 300 năm tuổi, đang thỏa sức vươn cành trổ tán ngay trên đoạn đường vào đền. Cây đa không chỉ giúp cảnh quan ngôi đền thêm phần cổ kính, huyền bí mà nó còn tạo bóng râm, mát cho những ngày hè nắng nóng.
Lễ hội Đền Thượng
Lễ hội Đền Thượng thường được tổ chức vào các ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, với những vẻ đẹp trang trọng – đa dạng – đặc sắc. Thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Đến với lễ hội Đền Thượng, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng các nghi lễ truyền thống trong lịch sử dân tộc, mà bạn còn được tham gia rất nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao thú vị khác.
Nghi lễ truyền thống của lễ Đền Thượng
Lễ Đền Thường hay còn được gọi là Lễ tế dân gian, lễ được diễn ra theo nghi thức truyền thống của địa phương gồm 3 phần:
- Phần 1: Dâng lễ
- Phần 2: Tế lễ
- Phần 3: Đọc văn tế quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đây là một nghi lễ được diễn ra hết sức trang trọng, từ trang phục đến lễ vật dâng lên cúng, hay giọng điệu đều được chuẩn bị tỷ mỷ không chút sai sót. Nghi lễ diễn ra với mục đích tưởng nhớ các bậc tiền nhân, có công dựng nước và giữ nước.
Đồng thời, thể hiện ước vọng đất trời hiền hòa, quốc Thái dân An. Và nhắc nhở mỗi người con dân Việt Nam nhớ về nguồn cội, biết đoàn kết xây dựng quê hương Đất Nước vững mạnh. Đây được biết đến là một trong những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc nổi tiếng nhất.
Các hoạt động vui chơi trong ngày lễ gồm có:
- Những tiết mục văn nghệ đặc sắc
- Xin các chữ may mắn, bình an của thầy đồ
- Các tiết mục đấu vật
- …
2. Lễ hội đua ngựa – Yên Bái
Lễ hội đua ngựa hay còn được gọi là giải đua ngựa, thường được diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Giải đua ngựa là hoạt động bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống hay đề cao tinh thần tự võ, tăng cường giao lưu gắn kết giữa các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc.
Lễ hội đua ngựa thường được diễn ra trên một khoảng sân rộng to, theo hình tròn, với bên ngoài vòng sân là toàn bộ du khách tham quan. Vì vậy, những chú ngựa sử dụng để thi phải thật khỏe và săn chắc, có kỹ thuật chạy nhanh. Còn người cưỡi thì phải có kỹ thuật cao, cũng như sự gắn kết với chú ngựa để có thể đến đích nhanh nhất mà không bị sơ suất gì.
Khi đến với lễ hội đua ngựa bạn không chỉ được ngắm nhìn các chú ngựa cùng với người chủ đang cố gắng hết sức để về đích. Mà bạn còn được trải nghiệm các khung bậc cảm xúc khác nhau, từ hồi hộp đến bất ngờ hay ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của cuộc thi. Lễ hội đua ngựa là một cuộc thi rất hấp dẫn, nếu có cơ hội bạn hãy thử trải nghiệm một lần nha.
3. Lễ hội hoa ban – Điện Biên
Lễ hội hoa ban cũng là một trong những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc khá nổi tiếng, sở hữu với vẻ đẹp ngất ngây lòng người. Vẻ đẹp đó còn được hiện hữu thông qua những bông hoa ban trắng, hồng, có xen kẽ thêm sắc tím đang đua nhau khoe sắc trước khung cảnh núi rừng thơ mộng.
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết mà nó còn thể hiện cho tình yêu son sắc, thủy chung của những chàng trai và cô gái trên vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là câu chuyện giữa nàng Ban và chàng Khum.
Đến với lễ hội hoa như đến với những tiết mục văn nghệ lớn nhất Tây Bắc. Đó là sự kết hợp giữa âm nhạc, nhịp điệu hay các màu sắc sặc sỡ trên những chiếc khăn piêu, váy áo của mọi dân tộc vùng cao. Lễ hội là sự gắn kết nhanh nhất giữa tất cả đồng bào với nhau, bởi đến đây bạn được thỏa sức đắm chìm vào bầu không khí vui tươi, thoải mái mà người Điện Biên đem đến cho bạn.
>>>Bạn có muốn tìm hiểu thêm về:
4. Lễ hội Gầu Tào – Thái Bình
Lễ hội Gầu Tào là một trong những nghi lễ rất nổi tiếng đối với người dân tộc H’Mông, thường được diễn ra vào các dịp tết nguyên đán. Với mục đích là cảm tạ trời đất, cầu một năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa hay các động vật gia súc, gia cầm đầy chuồng. Đây cũng là nơi tụ họp, gặp gỡ giao lưu giữa các bản làng đồng bào H’ Mông gần xa.
Lễ hội Gầu Tào gồm có phần “lễ” và phần “hội”. Để bắt đầu vào phần lễ hội Gầu Tào người dân nơi đây phải chọn được ngày đẹp, và phải đi đốn một cây nêu về dựng ở bãi đất trống. Khi đã dựng xong, các già làng sẽ làm một mâm lễ cầu may và khấn tạ trời đất. Sau khi làm lễ xong, nhân dân trong bản mới tổ chức ăn uống cùng nhau.
Kết thúc phần “lễ” thì bắt đầu đến phần “hội”, được diễn ra với các hoạt động sôi nổi. Với những trò chơi như: Bắn nỏ, đấu vật, đánh yến, ca múa hát,…
Lễ hội Gầu Tào của người H’ Mông ở mỗi vùng sẽ có đôi nét khác nhau nhưng hầu hết vẫn giữ nguyên vẹn về ý nghĩa, cũng như mong ước giống nhau.
5. Lễ hội tết Độc lập – Lai Châu
Đây là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất tỉnh Lai Châu – Tây Bắc, với quy mô lớn gồm đông đảo du khách tham quan xa gần đến chơi. Lễ hội là sự kết hợp độc đáo giữa giai điệu múa xòe, với những người phụ nữ đồng bào Thái xinh đẹp. Họ đều khoác lên mình những bộ váy áo cóm tinh tế, tỷ mỷ đến từng chi tiết nhỏ, hay kết hợp chung cùng một chiếc khăn piêu. Vẻ đẹp đó dường như chưa bao giờ lẫn với các đồng bào dân tộc nào khác.
Đến với lễ hội tết Độc lập, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ tiết mục văn múa xòe của hơn 200 người phụ nữ Thái, với những điệu nhảy, điệu múa hết sức điêu luyện. Những điệu múa ấy còn được mô phỏng cho những bước đi của cha ông, hay các hoạt động làm nương, cuốc rẫy, cấy lúa,…tất cả đều thể hiện ước mơ, khát vọng tốt đẹp của đồng bào Thái.
Lễ hội tết Độc lập sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị nhất, về bản sắc văn hóa du lịch và con người nơi đây.
6. Lễ hội Xiên Bản – Xiên Mường – Mai châu
Lễ hội Xiên Bản – Xiên Mường là một trong những lễ hội lớn nhất ở Mai Châu – Hòa Bình, vào các dịp đầu năm. “Xiên Mường” là tên gọi của người đồng bào Thái, “Xiên” là mo, còn từ “Mường” có nghĩa là một vùng đất. Lễ hội Xiên Mường được diễn ra với mục đích tạ ơn, những người đầu tiên về đây lập Bản, lập Mường. Ngoài ra, đây cũng là dịp tạ ơn Thành Hoàng, tổ tiên đã phù hộ cho Bản Mường được bình yên, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.
Đến với lễ hội Xiên Bản – Xiên Mường bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị như: Xem các tiết mục văn nghệ của người Mường và người Thái tổ chức, hay thưởng thức các món ăn đặc sản Tây Bắc, cùng say với những chén rượu ngọt, cay đậm đà, thấm đậm nét đẹp văn hóa và con người nơi đây.
Ngoài những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc trên thì vùng đất núi cao phía Bắc này còn có nhiều lễ hội nổi tiếng khác như:
- Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy – Sapa
- Lễ hội cơm mới của người Dao – Yên Bái
- Lễ hội Kin lẩu Khẩu Mẩu của người Thái trắng – Lai Châu
- Lễ hội Tằng Cẩu của người Thái Đen – Yên Bái
- …
Trên đây là những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét đẹp văn hóa vùng Tây Bắc. Cũng như giúp cho chuyến đi khám phá và trải nghiệm những lễ hội truyền thống ở Tây Bắc sắp tới của bạn thêm phần thú vị hơn.
Bình luận đang tắt.