Những thắc mắc về nhộng tằm và các giải đáp

Những thắc mắc về nhộng tằm - Ảnh từ Lan Bếu

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nhộng tằm. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc về loại thực phẩm này thì cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết này, xem các câu hỏi này có giống với những gì mà bạn đang thắc mắc về nhộng tằm không nhé!.

Nhộng tằm nở ra con gì?

Nhộng tằm hay được gọi là ấu trùng của tằm, là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của tằm, trong giai đoạn tằm chín và nhả tơ làm tổ chuyển thành con ngài(khá giống với con bướm). Khi quá trình phát triển từ nhộng kết thúc, ngài sẽ chui ra khỏi kén tằm. Con ngài có hình dáng giống bướm, nhưng màu sắc thường nhạt hơn, cánh mỏng và yếu hơn. Sau khi nở, ngài sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là sinh sản rồi chết trong thời gian ngắn, vì ngài không có khả năng ăn uống do miệng của chúng không phát triển đầy đủ.

Nhộng tằm là loại thực phẩm được ví như bổ sâm nhung, bởi giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt là có hương vị độc đáo.

Nhộng tằm nở ra con ngài khá giống với con bướm - Ảnh từ loandung49

Nhộng tằm nở ra con ngài khá giống với con bướm – Ảnh từ loandung49

Trong nhộng tằm/sắn tằm có bao nhiêu calo?

Thắc mắc về nhộng tằm này hơi hướng về giá trị dinh dưỡng của nhộng tằm, và cứ khoảng 100g nhộng tằm thì sẽ có 206 calo, có 13g protid, 79,7g nước và 6,5g lipit. Bên cạnh đó nhộng tằm còn là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, PP,… cùng nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể.

Cứ khoảng 100g nhộng tằm thì sẽ có 206 calo - Ảnh từ Thương Mạnh

Cứ khoảng 100g nhộng tằm thì sẽ có 206 calo – Ảnh từ Thương Mạnh

Nhộng tằm kỵ với gì?

  • Thứ nhất là tuyệt đối không nên chế biến và ăn kèm nhộng tằm với tôm hoặc cá, bởi dễ dẫn đến ngộ độc.
  • Không ăn nhộng tằm để quá 1 tuần, bởi khi nhộng tằm chết sẽ chuyển sang màu nhạt hơn hoặc thâm đen, và các đốt trên thân sẽ rời rạc, không được dính chắc vào nhau. Lúc này thì các chất dinh dưỡng không còn nữa, chất đạm sẽ bị phân hủy và gây độc hại cho sức khỏe.
  • Nên chế biến nhộng tằm kỹ và chín
  • Không nên cho những người bị bệnh gút ăn nhộng tằm, bởi nhộng tằm giàu đạm ăn vào dễ tái phát và gây đau liền.
  • Những người có chứng bệnh dị ứng, hay người đang bị dị ứng thì không nên ăn nhộng tằm
  • Đặc biệt là chỉ nên ăn nhộng tằm 1 tháng khoảng 2-3 lần thôi.

>>>Có thể bạn quan tâm: Top những câu hỏi thường gặp về rau dớn.

Nhộng tằm có gây dị ứng không?

Nhộng tằm có thể gây dị ứng đối với một số người, mặc dù không phổ biến. Dị ứng với nhộng tằm thường là do phản ứng với các protein có trong nhộng. Các triệu chứng dị ứng như:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ
  • Ngứa da hoặc sưng
  • Khó thở, đau bụng hoặc buồn nôn (trong trường hợp nghiêm trọng)

Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại côn trùng, động vật có vỏ hoặc protein lạ, thì hãy hạn chế và nên cẩn thận khi thử nhộng tằm nhé.

Nhộng tằm có thể gây dị ứng đối với một số người - Ảnh từ Vân Hường

Nhộng tằm có thể gây dị ứng đối với một số người – Ảnh từ Vân Hường

Đau dạ dày có ăn được nhộng tằm không?

Đây là một trong những thắc mắc về nhộng tằmĐặc sản Tây Bắc thấy được có nhiều sự quan tâm nhất từ người dùng. Và câu trả lời là người đau dạ dày có thể ăn được nhộng tằm, nhưng cần phải chế biến kỹ lưỡng và ăn một lượng vừa phải. Bởi các món ăn từ nhộng tằm thường được chế biến khá nhiều dầu, nên sẽ không tốt cho dạ dày.

Tiểu đường có ăn được nhộng tằm không?

Người bị tiểu đường có thể ăn được nhộng tằm, nhưng cần chú ý đến liều lượng và cách chế biến. Nhộng tằm chứa nhiều protein và dưỡng chất có lợi, đồng thời có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu và lipid máu.

Người bị tiểu đường có thể ăn được nhộng tằm - Ảnh từ Linh Anh

Người bị tiểu đường có thể ăn được nhộng tằm – Ảnh từ Linh Anh

Nhộng tằm ngâm rượu có tác dụng gì?

Chắc hẳn bạn cũng đã nghe và có biết về tác dụng trị phong của nhộng tằm mà dân gian ta xưa nay đều nhắc đến đúng không nào. Thế nên khi cơ thể bị nhức mỏi, tê thấp hay bị chóng mặt, thì ông bà ta thường dùng nhộng tằm ngâm với rượu, để ăn và xoa chữa bệnh khá hiệu quả.

Đó là những thắc mắc về nhộng tằm cùng lời giải đáp chi tiết mà Đặc sản Tây Bắc vừa bật mí đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhộng tằm và có cách dùng, chế biến hợp lý nhất.

Chia sẻ:

Trả lời

Số điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận đang tắt.

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Kinh nghiệm đi đèo Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những lưu ý và kinh nghiệm đi đèo Tây Bắc
Cung đường đẹp ở Tây Bắc - Ảnh từ Sói
Chinh phục ngay top 5 cung đường đẹp ở Tây Bắc
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc - Khám phá những cung đường huyền thoại - Ảnh từ Nguyễn Khánh Hoàng Anh
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc: Khám phá những cung đường huyền thoại
Thác Cát Cát - Ảnh sưu tầm
Thác Cát Cát - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiên cảnh chảy qua Bản Cát Cát
Thác Tú Sơn: Khám phá vẻ đẹp hoang sơ giữa đại ngàn - Ảnh từ Son Truong
Thác Tú Sơn - Khám phá vẻ đẹp hoang sơ giữa đại ngàn
Bản Tả Van: Khám phá bản làng đầy thơ mộng - Ảnh từ Nguyễn Minh Đức
Bản Tả Van: Khám phá bản làng đầy thơ mộng

Danh mục