Thưởng thức ngay top các đặc sản Cao Bằng nổi tiếng nhất

Du lịch Cao Bằng nên thưởng thức những đặc sản nào? Đâu là những món đặc sản Cao Bằng nổi tiếng nhất?. Có phải bạn cũng đang quan tâm đến nền ẩm thực của vùng đất lịch sử này?. Không để bạn đợi lâu, ngay bây giờ hãy cùng Đặc sản Tây Bắc tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Vịt quay 7 vị

Đây là món ăn mà bất kỳ vị khách nào khi đến với Cao Bằng đều thưởng thức và tấm tắt khen ngon. Là món ăn được xuất hiện nhiều trong ngày Tết hay các dịp lễ quan trọng ở Cao Bằng.

Vịt ở đây được người vùng cao ướp với công thức gia truyền, và dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp lên vịt, tạo sự đậm đà cho từng thớ thịt. Vịt sau khi được ướp đã ngấm gia vị, sẽ được rưới lên thân một ít giấm và mật ong, sau đó mang đi quay cho đến khi chín vàng.

Vịt quay 7 vị Cao Bằng - Ảnh từ Duật Hoàng
Vịt quay 7 vị Cao Bằng – Ảnh từ Duật Hoàng

Vịt quay 7 vị thường được ăn kèm với rau thơm, bánh tráng, bún sợi, hay với xôi hoặc nộm, nhâm nhi thêm ly rượu ngô cay nồng nữa ta nói chỉ thể là tuyệt vời.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Nhà hàng Ngon Cao Bằng: 05 Hoàng Như, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.

Cá trầm hương nướng

Cá trầm hương là loại cá có thịt rất chắc, nổi tiếng là loại cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, khi nướng lên thịt cá rất ngọt và tỏa mùi hương rất thơm.

Gọi với cái tên trầm hương là bởi cá này thường ăn các rễ và lá mục của cây trầm hương mọc ven dưới sông Quây Sơn và Bắc Vọng, vậy nên thịt loại cá này thường ngon hơn nhiều với các loại cá khác, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được ngay hương vị trầm.

Cá trầm hương nướng - Ảnh từ Nét Ẩm Thực Việt
Cá trầm hương nướng – Ảnh từ Nét Ẩm Thực Việt

Cá sau khi được bắt từ sông về sau đó làm sạch bụng rồi được nhét vào một vài loại rau cùng các loại gia vị như hành, ớt, thì là,…sau đó được bọc qua một lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng đến khi chín thơm.

Khi thưởng thức cá thường được chấm cùng với nước mắm nguyên chất, để giữ được hương vị tự nhiên cũng như hương thơm đậm đà của món ăn này.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Bạn có thể thưởng thức tại các quán ăn bình dân hoặc các nhà hàng ở Cao Bằng.

Thịt trâu gác bếp

Chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với món đặc sản trâu gác bếp ở vùng núi Tây Bắc đúng không nào. Là món đặc sản được làm từ những thớ thịt trâu tươi ngon, trâu ở đây hoàn toàn được chăn thả tự nhiên trên các vùng đồi núi. Trâu được tẩm ướp với các gia vị đặc trưng gia truyền của vùng núi Tây Bắc như: hạt dổi, hạt mắc khén, tiêu rừng, ớt, muối,… sau đó sẽ được mang đi gác trên bếp than hoa được đun bằng củi nhãn theo quy trình khá là kỳ công với khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày.

Thịt trâu gác bếp khi thành thành phẩm có hương vị thoang thoảng hương thơm của mùi khói củi nhãn, từng xớ thịt đỏ sẫm mềm mại, dai dai, đặc biệt là vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt hòa quyện chút vị cay tê, mặn mặn của hạt dổi, mắc khén,…khi thưởng thức thường sẽ được chấm với nước chấm chẩm chéo, vắt thêm tí chanh, cắt vải lát ớt kết hợp thêm ngụm bia hay chén rượu thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Thịt trâu gác bếp Cao Bằng - Ảnh sưu tầm
Thịt trâu gác bếp Cao Bằng – Ảnh sưu tầm

Là món đặc sản có thể mua về để làm quà tặng nên nếu có dịp đến vùng đất Cao Bằng mà chưa biết mua quà gì cho người thân ở nhà thì cứ nghĩ đến đặc sản trâu gác bếp ngay bạn nhé!.

Địa chỉ thưởng thức và mua tham khảo:

  • Cửa hàng thịt trâu gác bếp: trên QL3, Quốc Toản, Trà Lĩnh, Cao Bằng
  • Hoặc bạn có thể mua tại các phiên chợ, các cửa hàng đặc sản ở Cao Bằng.

Nằm khâu

Nằm khâu, món ăn đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Tày sinh sống tại vùng đất Cao Bằng, là món ăn thường được xuất hiện vào những ngày Tết hay vào các dịp lễ cưới hỏi của người dân nơi đây.

Món ăn được chế biến từ những nguyên liệu cơ bản và rất quen thuộc, đó là từ thịt lợn ba chỉ hầm với khoai môn hoặc khoai lang cùng với một số loại nguyên liệu khác như: thịt băm, rau thơm, ớt và đường đỏ, lạc rang, hành lá, rau ngò,… . Thịt ba chỉ và khoai sau khi được rửa sạch sẽ cắt ra thành từng miếng vuông, rồi sau đó sẽ được rán sơ trên chảo dầu đến khi vàng giòn, đều rồi vớt ra để ráo dầu.

Sau khi chao thịt ba chỉ và khoai, thì khoai sẽ được xếp xen kẽ với các miếng ba chỉ vào đáy nồi, phần giữa nồi sẽ để phần thịt băm xào với lạc rang. Sau đó đổ khoảng 100ml nước gia vị đã được pha sẵn gồm: muối, hạt tiêu, đường đỏ, hạt tiêu, rồi mang đi đem hấp cách thủy khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ sẽ chín.

Nằm Khâu Cao Bằng - Ảnh sưu tầm
Nằm Khâu Cao Bằng – Ảnh sưu tầm

Món đặc sản này sẽ ngon hơn khi thưởng thức lúc nóng, khi ăn gắp cả miếng thịt cùng với miếng khoai thêm vài cọng rau thơm. Nếu có dịp ghé Cao Bằng thì đừng quên thưởng thức món ăn này bạn nhé!

Địa chỉ thưởng thức và mua tham khảo:

  • Nhà Hàng Vua Lẩu Nướng – Nhà Hàng Lá Cọ Xanh: Phai Khắt Nà Ngần, P. Sông Hiến, Cao Bằng, Việt Nam.
  • Nhà hàng Ngon Cao Bằng: 05 Hoàng Như, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam

Bánh cuốn canh Cao Bằng

Bánh cuốn Cao Bằng hay còn được gọi với tên địa phương ở vùng đất này là bánh cuốn canh, bởi bánh cuốn ở đây không giống như các loại bánh cuốn ở Hà Nội hay ở các nơi khác. Đó là bánh cuốn ở đây không ăn với nước mắm như các nơi khác mà được ăn kèm với nước canh – nước hầm từ xương ống heo. Và đặc biệt hơn là phần bột dùng để tráng bánh là bột gạo tẻ – một đặc sản của Cao Bằng, được ngâm và xay nhuyễn có độ mịn, sánh và dẻo ăn rất ngon. Phần nhân của bánh cuốn sẽ gồm thịt băm xào cùng với nấm mộc nhĩ, hoặc với trứng gà tùy vào sở thích của mọi người khi ăn.

Khi thưởng thức, món ăn này thường sẽ được ăn kèm với măng cay ngâm, lá mắc mật và thêm chút ớt để tăng thêm phần đậm đà cũng như tạo món ăn hấp dẫn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Top các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cao Bằng.

Bánh cuốn canh Cao Bằng - Ảnh sưu tầm
Bánh cuốn canh Cao Bằng – Ảnh sưu tầm

Nếu có dịp đến Cao Bằng thì đừng quên thưởng thức món đặc sản này để biết được sự khác biệt của nó như nào bạn nhé!

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Bánh cuốn Cao Bằng cô Thuỷ – Bánh cuốn Phố Cũ Cao Bằng: 126 Phố Cũ, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam
  • Bánh cuốn nóng Thu Thuỷ đặc sản Cao Bằng: 156 Vườn Cam, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.

Bánh bò

Bánh bò Cao Bằng được làm bằng sữa bò hay là từ thịt bò? Có phải bạn cũng đang không rõ về loại bánh này. Bánh bò Cao Bằng một đặc sản được làm từ các nguyên liệu: bột mì, bột năng, nước, men nở và đường mía. Các nguyên liệu sẽ được đem trộn đều với nhau sau đó ủ trong vòng 2 đến 3 tiếng, sau đó cho vào khuôn rồi mang đi hấp trong khoảng thời gian 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi đồng hồ.

Bánh bò Cao Bằng - Ảnh sưu tầm
Bánh bò Cao Bằng – Ảnh sưu tầm

Bánh bò khi chín có màu nâu vàng, mềm và xốp, đặc biệt là có mùi rất thơm và cân nặng của mỗi chiếc bánh rơi vào khoảng 1kg. Khi ăn bánh có vị ngọt thanh, và sẽ ngon hơn khi ăn lúc còn nóng.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Xưởng Bánh Bò Hoàng Hiệp Cao Bằng: Tổ 5, TP Cao Bằng.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến – một đặc sản nổi tiếng ở vùng núi Tây Bắc nói chung và ở Cao Bằng nói riêng. Là món ăn đặc sản mang đậm bản sắc ẩm thực của dân tộc Tày tại Cao Bằng.

Bánh trứng kiến được làm từ bột gạo nếp, lá vả để làm vỏ bánh và thịt bằm cùng trứng của những chú kiến có thân màu đỏ, đuôi màu đen (đây là loại kiến thường dùng phân trâu để làm tổ) làm phần nhân.

Bánh trứng kiến Cao Bằng - Ảnh từ @nangcaobang
Bánh trứng kiến Cao Bằng – Ảnh từ @nangcaobang

Cứ vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, đến Cao Bằng bạn sẽ thấy món bánh đặc sản này xuất hiện ở rất nhiều nơi, bởi đây là thời gian mà xuất hiện nhiều trứng kiến nhất.

Bánh trứng kiến khi ăn có độ dẻo của bột gạo nếp, vị hơi chát của lá vả, hòa quyện thêm vị báo ngậy thơm lừng của nhân trứng kiến. Tất cả tạo nên một món ăn vừa lạ miêng nhưng lại rất ngon.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Các cửa hàng, các khu chợ ở Cao Bằng.

Bánh áp chao

Bánh áp chao, một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp cùng khoai lang bào sợi và đỗ tương để tạo độ thơm cho bánh, phần nhân bánh thì được làm bằng thịt lợn hoặc thịt vịt đã được tẩm ướp.

Bánh được cho vào khuôn có hình dáng hơi tròn, cứ 1 thìa bột sẽ cho vào hai miếng thịt sau đó bỏ vào chiên trên chảo dầu sôi đến khi chí vàng giòn rồi vớt ra.

Bánh áp chao - Ảnh từ Hùng Hoàng
Bánh áp chao – Ảnh từ Hùng Hoàng

Bánh áp chap sẽ được ăn cùng với nước chấm là giấm thêm chút ớt tỏi và nộm đu đủ, khi ăn cắn một miếng bánh bạn sẽ thích thú ngay với cảm giác vỏ bánh gòn tan trong miệng, thơm lừng cùng hương vị đậm đà, ngọt ngọt bừi bùi của nhân bánh, tất cả tạo nên một hương vị khá là hài hòa.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Áp Chao Cô Ngân Phố Cũ: ở 138 Phố Cũ, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.
  • Quán áp chao bà béo: 116 Đường Hiến Giang, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.

Bánh Coóng Phù

Bánh Coóng Phù là món ăn mà ở miền xuôi thường hay gọi là bánh trôi, bánh được làm từ bột gạo nếp, đường, đậu phộng, mè, và gừng tươi. Cách thức làm món bánh này cũng giống như làm bánh trôi chỉ khác là món bánh này không có nhân nhưng lại có rất nhiều màu sắc.

Với người dân Cao Bằng, đây là món ăn không thể thiếu trong những ngày đông lạnh giá. Một bát bánh coóng phù nóng hổi rưới thêm ít nước đường, thêm vài lát rừng cùng vài hạt mè và tưới lên một chút nước cốt dừa để tăng thêm mùi thơm và độ béo ngậy của món ăn.

Bánh Coóng Phù Cao Bằng - Ảnh từ Sản Vật Việt Nam
Bánh Coóng Phù Cao Bằng – Ảnh từ Sản Vật Việt Nam

Bánh khảo

Bánh khảo, một loại bánh đặc sản nổi tiếng ở Cao Bằng khá giống với bánh in ở miền xuôi. Bánh khảo được làm từ bột gạo nếp rang giòn sau đó xay mịn, rồi đem ủ và nén bằng khuôn hình chữ nhật với nhân là đậu phộng, thịt mỡ heo và mè.

Bánh hấp dẫn các thực khách du lịch khi đến Cao Bằng qua hương thơm của gạo nếp, vị ngọt ngọt của đường, bùi bùi của lạc vừng và độ béo ngậy của thịt mỡ. Bánh có một hương vị rất riêng nên khi ăn dù chỉ một lần bạn cũng sẽ nhớ mãi cái hương vị này.

Bánh khảo - Cao Bằng Ảnh sưu tầm
Bánh khảo – Cao Bằng Ảnh sưu tầm

Địa chỉ thưởng thức và mua tham khảo:

  • Bánh Khảo Sơn Tòng Cao Bằng: Số nhà 29 tổ 22, 21000, Việt Nam.

Lạp xưởng hun khói

Đây là món ăn đặc trưng của người đồng bào dân tộc Thái – một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất sinh sống ở vùng núi phía Bắc nước ta. Lạp xưởng hun khói là món ăn có từ khá lâu đời, món ăn bắt nguồn từ thời xưa, thời mà không có tủ lạnh hay tủ đông để bào quản thực phẩm. Nên người Thái đã đem thịt lợn được thái nhỏ và tẩm ướp hết gia vị nhồi vào lòng non của lợn, rồi mang đi gác bếp để giúp bảo quản được lâu hơn. Và từ đó lạp xưởng được xuất hiện và phát triển đến ngày nay.

Lạp xưởng khi chín có màu sắc khá là bắt mắt, lớp vỏ bên ngoài giòn sần sật, bên trong thịt ngọt tự nhiên, đậm đà hòa quyện thêm mùi khói của bếp, tạo nên một hương vị rất riêng và đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Là món ăn mà đáng để bạn có thể trải nghiệm ẩm thực khi đến vùng đất Cao Bằng.

Lạp xưởng hun khói Cao Bằng - Ảnh từ Land New Life
Lạp xưởng hun khói Cao Bằng – Ảnh từ Land New Life

Địa chỉ thưởng thức và mua làm quà tham khảo:

  • Lạp sườn Thanh Lịch: 126 Vườn Cam, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.
  • HTX TÂM HÒA: Số 124 phố, Vườn Cam, P. Hợp giang, Cao Bằng, Việt Nam.

Phở chua

Thêm một món ăn đặc sản Cao Bằng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó chính là phở chua. Món ăn được làm hoàn toàn là thủ công, từ những sợi phở cho đến những nguyên liệu ăn kèm hay nước sốt.

Sợi phở được người dân nơi đây làm bằng thủ công và qua quá trình lên men nên sẽ có vị chua và mùi thơm rất đặc trưng. Một bát phở chua Cao Bằng sẽ gồm có bánh phở, thịt ba chỉ, thịt vịt, gan lợn, da dày của lợn, củ khoai tầu, cùng các loại gia vị và rau ăn cùng, kèm theo chén nước sốt “thần thánh” với hương vị chỉ có ở Cao Bằng bạn mới có thể nếm được.

Phở chua, món ăn đặc sản thu hút các thực khách du lịch với vị chua thanh, dịu nhẹ, ngọt ngọt mang đậm nét tinh túy của nền ẩm thực vùng cao.

Phở Chua Cao Bằng - Ảnh từ Sản Vật Việt Nam
Phở Chua Cao Bằng – Ảnh từ Sản Vật Việt Nam

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Các quán ăn ở Cao Bằng.

Xôi trám đen

Không cầu kì hay chứa nhiều nguyên liệu của xôi mặn Sài Gòn, hay xôi xéo ở Hà Nội, xôi trám đen Cao Bằng được làm từ những nguyên liệu đơn giản: gạo nếp và trám đen, nhưng lại mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Phần trám tươi sau khi được hái về sẽ được đun ngập nước với lửa nhỏ, cho đến khi nước nóng già rồi tắt bếp để nguội tầm 30 phút. Sau đó sẽ tách đôi quả trám lấy cùi bỏ hạt.

Và để có được món xôi trám ngon, phần gạo nếp được chọn phải là loại nếp hương đúng mùa, sau đó đem ngâm với nước khoảng 8 -10 tiếng rồi sau đó vo sạch cho vào chõ trộn cùng với cùi trám, thêm chút muối để độ dẻo của xôi được lâu và đậm đà hơn, sau đó mang đi đồ với lửa nhỏ trong 30 phút.

Xôi trám đen Cao Bằng - Ảnh sưu tầm
Xôi trám đen Cao Bằng – Ảnh sưu tầm

Khi chín xôi trám đen có mùi rất thơm, có màu tím hồng đẹp mắt, dẻo, ăn không dính tay và thường sẽ được ăn cùng với lạp xưởng cao bằng hoặc với muối vừng đen. Khi ăn sẽ có vị ngọt ngọt của nếp dẻo hòa lẫn với độ béo bùi từ nhiên của trám, tạo nên một món ăn vừa lạ miệng mà lại ngon tuyệt vời.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Các nhà hàng ở Cao Bằng.

Rau dạ hiến

Đây là một loại rau hiếm có ở một số nơi, và được mệnh danh là tinh hoa của núi đồi phía Bắc. Rau dạ hiến không mọc ở đồng bằng mà nó treo mình trên những ngọn núi đá, sống trên sự cằn cõi của núi đá.

Rau dã hiến là một loại rau rừng được mọc dại nhưng rất ngọt và thơm, thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch. Trước kia rau dạ hiến xào là một món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân nơi đây. Nhưng ngày càng về sau thì rau càng hiếm và trở thành đặc sản trong các menu của quán ăn bình dân lẫn nhà hàng sang trọng ở Cao Bằng.

Rau dạ hiến Cao Bằng - Ảnh từ Sản Vật Việt Nam
Rau dạ hiến Cao Bằng – Ảnh từ Sản Vật Việt Nam

Dạ hiện không đơn giản chỉ là một loại rau có hươn vị tươi ngon, hấp dẫn mà nó còn là một vị thuốc giúp bổ thận, mạnh gân cốt nữa đấy.

Địa chỉ thưởng thức tham khảo:

  • Bạn có thể mua rau dạ hiến ở các khu chợ phiên Cao Bằng
  • Hoặc có thể thưởng thức các món ăn từ rau dạ hiến ở các quán ăn tại Cao Bằng.

Thạch đen Cao Bằng

Thạch đen ở dưới xuôi hay còn được gọi là sương sáo, là một món ăn đặc sản quen thuộc và bình dị của người dân vùng cao đặc biệt là ở Cao Bằng. Thạch đen được làm từ cây thạch đen – là một loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 40 – 60cm, lá thạch đen có tính mát, vị ngọt với tác dụng giúp giải nhiệt, hạ huyết áp, trị đau khớp và trị cảm mao rất tốt.

Thạch đen Cao Bằng được nấu cũng khá đơn giản, lá thạch đen sau khi hái về rửa sạch và phơi khô sẽ đem đi nấu nhừ, sau đó để nguội vắt lấy nước bỏ bã. Rồi đổ bột gạo hoặc bột sắn vào nấu đến khi quánh đặc lại thì cho ra khuôn để nguội. Thường để thạch nhanh đông thì người dân thường cho thêm ít nước tro khi nấu.

Thạch đen Cao Bằng - Ảnh từ Cao Bằng Rượu Men lá
Thạch đen Cao Bằng – Ảnh từ Cao Bằng Rượu Men lá

Hay ngày ngay đã có một nguyên liệu để làm thạch đen đơn giản và nhanh hơn đó là gói bột Thạch An. Chỉ cần trộn đều bột Thạch an với nước theo đúng liều lượng và đem đi nấu để nguội là đã có khay thạch thơm ngon rồi.

Thạch đen dai, mềm giòn có màu đen bóng, khi ăn có vị thơm nhẹ, mát mát của lá thạch đen. Và sẽ ngon hơn khi ăn lúc lạnh và ăn kèm với nước đường, đá và nước cốt dừa.

  • Thạch đen Cao Bằng: QL4A, Kim Đồng, Thạch An, Cao Bằng, Việt Nam.
  • Thạch Đen LÊ THÙY: TT. Đông Khê, Thạch An, Cao Bằng, Việt Nam.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ Trùng Khánh – một trong những đặc sản Cao Bằng thu hút khách du lịch đến với vùng đất này vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10. Bởi đây là mùa của hạt dẻ, nên đến vào mùa này mọi người rất thích thú với trải nghiệm nhặt hạt dẻ cùng người dân.

Hạt dẻ được trông nhiều tại huyện Trùng Khách cách thành phố cao Bằng khoảng 58km, và chỉ có ở vùng đất Cao Bằng mới trồng được loại hạt dẻ này. Bạn biết vì sao không? Là vì chỉ có ở vùng đất này mới đủ điều kiện để trồng và phát triển được cây hạt dẻ.

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng - Ảnh từ Sản Vật Việt Nam
Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng – Ảnh từ Sản Vật Việt Nam

Hạt dẻ có vị béo bùi, kích thước to to tròn tròn tựa như hạt mít, và thường sẽ được đem đi nấu hoặc rang ăn sẽ thơm hơn.

Địa chỉ mua tham khảo:

  • Các cửa hàng đặc sản ở Cao Bằng
  • Hoặc có thể mua tại vườn hạt dẻ của người địa phương ở huyện Trùng Khánh.

Trà giảo cổ lam

Đây là một loại giống trà thân thảo dược, chỉ sống ở vùng núi phía Bắc, là sản vật quý hiếm để tiến vua thời xưa kia. Trà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và đặc biệt còn có tác dụng làm đẹp, dưỡng nhan tốt.

Trà rất thơm, khi uống vào bạn sẽ có cảm giác như được thư giãn, vị ngọt ngọt chát chát tự nhiên, rất sảng khoái. Trà này rất thích hợp với người lớn tuổi nên nếu có đến Cao Bằng thì đừng quên mua trà giảo cổ lam này về làm quà bạn nhé!

Trà giảo cổ lam Cao Bằng - Ảnh từ Cao Bằng Green
Trà giảo cổ lam Cao Bằng – Ảnh từ Cao Bằng Green

Địa chỉ mua trà tham khảo:

  • Hệ thống cửa hàng đặc sản ở Cao Bằng.

Đặc sản Cao Bằng đều là những món ăn ngon, bình dị mang hương vị độc đáo riêng của vùng núi cao. Và hi vọng với những món đặc sản mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ giúp cho chuyến đi khám phá Cao Bằng của bạn thêm màu sắc, cũng như có thêm ý tưởng để mua quà khi du lịch tại Cao Bằng.

Viết một bình luận