Phong tục đón Tết Tây Bắc: Tìm hiểu phong tục độc đáo của các dân tộc vùng núi

Tết ở Tây Bắc có gì vui? Bạn có muốn tìm hiểu những phong tục đón Tết ở vùng đất phía Bắc? Để hiểu rõ hơn về các phong tục đón Tết Tây Bắc của đồng bào dân tộc vùng núi có gì thú vị và độc đáo thì cùng Đặc sản Tây Bắc đi sâu hơn ở bài viết dưới này nhé!

Đôi nét về nền văn hóa ở Tây Bắc

Vùng núi Tây Bắc không chỉ là nơi sở hữu cảnh quan thiên nhiên đại ngàn, hùng vĩ, đầy hiểm trở và thơ mộng, hay những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp qua mỗi mùa, mà nơi đây còn là một kho trầm tích văn hóa dân gian độc đáo được hình thành, lưu giữ và phát triển qua ngàn đời.

Sinh sống trên những vùng núi cao, bên những con suối mát lạnh cùng bầu không khí trong lành, người dân vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một lối sống văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Mỗi một dân tộc lại mang một nét đẹp riêng trong nền văn hóa dân gian Tây Bắc.

Đôi nét về nền văn hóa Tây Bắc - Ảnh từ My Trip Viet Nam
Đôi nét về nền văn hóa Tây Bắc – Ảnh từ My Trip Viet Nam

Trong quá trình tạo dựng cuộc sống, chinh phục tự nhiên và lập nghiệp trên những mảnh đất núi rừng, đồng bào các dân tộc nơi đây đã tạo ra những quan niệm sống nhân sinh và từ đó chuyển hóa thành những phong tục, tập quán độc đáo riêng trong cuộc sống văn hóa, tinh thần và vật chất của bản làng. Qua nhiều đời, từ người già lưu trữ và truyền lại cho con cháu đời sau, cứ thế, kho tàn văn hóa dân gian ở mỗi vùng đất hay những bản làng luôn chứa đựng những giá trị nhân văn, luôn đa dạng những loại hình và được nuôi dưỡng theo năm tháng.

Nói đến văn hóa dân gian vùng Tây Bắc, chúng ta cần phải nhìn nhận nó từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị khác nhau: trong cuộc sống hàng ngày, nguồn gốc bản địa hay những phong tục, tập quán,..qua đó chúng ta sẽ biết được văn hóa dân gian của các đồng bảo vùng núi Tây Bắc hết sức đa dạng và phong phú.

Những phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc nơi đây thường được chia thành nhiều phong tục, như: cưới hỏi, ma chay, thờ cúng tổ tiên, làm nhà,… Và phần tiếp theo dưới đây Đặc sản Tây Bắc sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về các phong tục đón Tết của người dân vùng Tây Bắc.

Văn hóa đón Tết ở vùng núi Tây Bắc Ảnh từ Tôi Người Vùng Cao
Văn hóa đón Tết ở vùng núi Tây Bắc – Ảnh từ Tôi Người Vùng Cao

Các phong tục đón Tết ở Tây Bắc

Tục Tết nhảy của người Dao

Đây được xem là tục nhảy lễ cúng tổ tiên của người Dao, vào những ngày đầu xuân, tại khắp các bản làng người Dao, người người, nhà nhà đều chuẩn bị những bộ quần áo đẹp, đầy màu săc, hay những vũ điệu nhảy tuyệt vời trước Tết. Để vào những ngày Tết, các gia đình sẽ tập trung sum vầy tại nhà của tộc trưởng trong làng và cùng nhau làm lễ cúng tổ tiên. Các điệu nhảy sẽ được nhảy vào khung giờ thìn, các thanh niên sẽ nhảy theo thầy cả.

Phong tục này có tất cả với 14 điệu nhảy, cùng các dụng cụ như gươm, đao bằng gỗ để múa trong các giai điệu của tiếng kèn, tiếng trống vang động. Các điệu múa sẽ diễn tả lại cảnh lao động hàng ngày của người dân địa phương, như: điệu nhảy chào bố mẹ, chào tổ tiên thì nhảy một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ lên cao, hay điệu nhảy mô phỏng cò bay thì dang hai tay vẫy vẫy theo nhịp, còn có điệu nhảy diễn tả điệu đi của hổ,… cứ như thế các điệu nhảy sẽ được nối tiếp nhau, cùng nhảy kéo dài tới 10 giờ đồng hồ.

Tục Tết nhảy của người Dao - Ảnh từ Truyền Hình Nhân Dân
Tục Tết nhảy của người Dao – Ảnh từ Truyền Hình Nhân Dân

Tục hát thi với gà trống vào đêm giao thừa của người Pu Péo

Phong tục đón Tết này nghe có vẻ hơi lạ lạ đúng không nào? vâng, đó là một phong tục của người dân tộc Pu Péo. Vào đêm giao thừa, người Pu Péo sẽ thức để canh những chú gà trống của nhà mình, đến khi chúng vỗ cánh và cất tiếng gáy, thì họ sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng, để làm cho những chú gà này hoảng loạn và thi nhau nhảy lên gáy.

Song song với đó thì khi những tiếng gà gáy vang lên thì người Pu Péo cũng theo đó mà ca hát, nhảy múa, đối với họ tiếng gà gáy đêm giao thừa là dấu hiệu để đánh thức mặt trời, là khởi đầu của một ngày mới tốt lành. Theo quan niệm người xưa thì nếu ai hát to, hát khỏe hơn, át được tiếng gáy của gà trống thì năm mới sẽ gặp được nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc.

Tục hát thi với gà trống của người Pu Péo - Ảnh sưu tầm
Tục hát thi với gà trống của người Pu Péo – Ảnh sưu tầm

Tục đánh thức gia súc của người Lô Lô

Như bạn cũng biết, đối với người đồng bào vùng núi, gia súc hay lúa gạo là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế gia đình. Cũng từ đó, phong tục đánh thức gia súc cùng đón Tết được xuất hiện ở bản làng người Lô Lô. Bên cạnh đó họ cũng sẽ làm một lễ cúng tại nhà để cầu cho năm mới được may mắn.

>>>Có thể bạn chưa biết: Các phong tục hôn nhân độc đáo ở Tây Bắc.

Tục đánh thức gia súc cùng đón Tết của người Lô Lô - Ảnh từ Truyền Hình Nhân Dân
Tục đánh thức gia súc cùng đón Tết của người Lô Lô – Ảnh từ Truyền Hình Nhân Dân

Tục người Lô Lô đi ăn trộm để lấy may

Tục đi ăn trộm để lấy may của người Lô Lô, là một trong những phong tục đón Tết độc đáo của người dân Lô Lô vùng núi Tây Bắc. Với phong tục này, theo quan niệm của người Lô Lô, là vào thời khắc năm mới sang, nếu ai đó mang về nhà một chút gì đó thì gia đình sẽ gặp được nhiều điều may mắn, năm đó sẽ ăn nên làm ra. Họ chỉ đi ăn trộm để cầu may chứ không lấy nhiều hay lấy những đồ vật có giá trị lớn, mà chỉ lấy những thứ như: củ hành, tỏi, củi,…

Và đặc biệt là người đi lấy sẽ đi một mình, không nên đi công khai, không đi chung với ai và không để chủ nhà bắt được. Phải âm thầm, lặng lẽ, dù có gặp người quen cũng không nên chào hỏi, như thế sẽ được hiệu nghiệm hơn. Và lỡ nếu trong quá trình ăn trộm có bị chủ nhà bắt được thì người đó cũng không bị trách móc.

Tục người Lô Lô đi ăn trộm để lấy may - Ảnh từ Nhang Xanh
Tục người Lô Lô đi ăn trộm để lấy may với những món đồ có giá trị thấp như: Hành, tỏi, củi… – Ảnh từ Nhang Xanh

Tục lấy nước giếng vào ống tre mang đi thờ của người Tày

Đây là phong tục đón Tết của người Tày, cứ vào thời khắc giao thừa, lúc mà gà trống bắt đầu cất tiếng gáy đầu tiên, thì mỗi gia đình sẽ cử một thành viên mang ống tre đến mỏ hoặc giếng để lấy nước mang về để lên bàn thờ. Theo quan niệm của người dân nơi đây, nếu ai đến giếng nước sớm nhất thì sẽ được ban phát nhiều tài lộc, gặp được nhiều may mắn hơn trong năm mới. Ý nghĩa của việc đặt ống nước lên bàn thờ của người Tày là để báo cáo tổ tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho công việc làm ăn của gia đình luôn được thuận lợi.

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn

Cũng giống như phong tục của ngươi Pu Péo trên, phong tục thờ bát nước lã này của đồng bào người Pà Thẻn thực hiện vào đêm 30 Tết, nhưng thực hiện trong bí mật. Mỗi gia đình đều đóng cửa kín lại và sau đó chủ nhà sẽ lấy bát nước trên bàn thờ xuống cọ rửa, lau chùi thật sạch để làm lễ xin nước mới. Theo như tín ngưỡng người xưa Pà Thẻn truyền lại thì nếu việc làm này bị người khác biết thì trong năm mới công việc làm ăn trong gia đình sẽ không được suông sẻ, sức khỏe con cái thường xuyên đau ốm.

Bát nước sau khi đã được làm mọi thủ tục thì sẽ đậy nắp kín và đặt trên bàn thờ, đến vào cuối tháng 6 gia chủ mới được mở ra xem và cho thêm nước cho đầy. Nếu bát nước được vơi đi ít thì cả năm gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, sức khỏe tốt và thuận lợi trong mọi việc.

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn - Ảnh từ Nét độc đáo văn hóa các dân tộc miền núi
Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn – Ảnh từ Nét độc đáo văn hóa các dân tộc miền núi

Tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường

Một phong tục đón Tết ở vùng núi Tây Bắc nữa mà Đặc sản Tây Bắc muốn chia sẻ với bạn đó là tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường. Đây là phong tục với ý nghĩa rất nhân văn, thể hiện lòng biến ơn của người dân đối với con vật đã giúp đỡ con người trong cả năm. Theo quan niệm của người Mường, sau một năm làm lụng vất vả, con trâu hay cái cày đều phải được nghỉ ngơi, người dân sẽ chuẩn bị sẵn chiếc mõ trước Tết mấy ngày, để qua đêm giao thừa thì đi đốt đuốc để gọi vía trâu về.

Những chiếc mõ dùng để gọi trâu về ăn Tết của người Mường - Ảnh sưu tầm
Những chiếc mõ dùng để gọi trâu về ăn Tết của người Mường – Ảnh sưu tầm

Tục gọi hồn của người Thái

Phong tục này nghe thì có vẻ hơi linh thiên, và rợn người đúng không nào?, phong tục gọi hồn của người Thái này sẽ được diễn ra vào tối 29 hoặc đêm 30 Tết. Mỗi gia đình sẽ làm thụt hai con gà, một để cúng tổ tiên 1 để gọi hồn cho những người trong nhà. Thầy cúng sẽ lấy từng áo của từng thành viên trong nhà, bó chặt một đầu rồi vắt lên vai, tay thì thầy cầm cây củi đang cháy, sau đó mang ra đầu làng để thực hiện nghi thức gọi hồn.

Sau khoảng hai đến ba lần gọi, thì thầy cúng sẽ về tại chân cầu thang trong nhà của gia đình này và gọi thêm lần nữa, cuối cùng thầy sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên của gia đình đó để trừ tà ma, xui xẻo.

Tục gọi hồn của người Thái - Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay
Tục gọi hồn của người Thái – Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay

Lễ gội đầu của người Thái trắng

Là lễ hội được người dân từ già đến trẻ sẽ hẹn nhau xuống bờ sông để tổ chức lễ gội đầu, vào trưa ngày cuối cùng trong năm. Với mong muốn là xua tan đi những gì không may mắn của năm, và còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ, rồi sau đó từ từ xối lên tóc. Mang ý nghĩa gợi lên mọi điều may mắn, tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới.

Lễ gội đầu của người Thái trắng - Ảnh từ Báo Tuổi Trẻ
Lễ gội đầu của người Thái trắng – Ảnh từ Báo Tuổi Trẻ

Tục vỗ mông của người H’Mông

Phong tục vỗ mông của người H’Mông này thường được diễn ra vào những ngày đầu năm, người H’Mông sẽ mở hội và tổ chức rất nhiều trò chơi. Và đây cũng là dịp để các đôi trai gái hẹn hò, giao duyên cùng nhau, nếu chàng trai muốn tỏ tình với một cô gái nào đó thì sẽ lại và vỗ vào mông cô. Nếu cô gái ấy chịu thì sẽ vỗ lại mông chàng trai, và nếu đã phải lòng nhau thì phải vỗ mông đủ 9 cái theo tục lệ trước sự chứng kiến của mọi người và chính thức được thành đôi.

Tục vỗ mông của người H’Mông - Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay
Tục vỗ mông của người H’Mông – Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay

 

Việc tổ chức các phong tục đón Tết vùng núi Tây Bắc là một yếu tố rất quan trọng để giữ gìn và phát huy bản sắc cổ truyền từ xưa của mỗi dân tộc. Để những mạch nguồn văn hóa được lan tỏa trong cộng đồng và được hòa vào dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Nếu bạn là một người thích tìm hiểu và khám phá về nét đẹp văn hóa Việt Nam ở các tỉnh, bản làng vùng núi Tây Bắc, thì hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về lối sống của người dân nơi đây.

Có dịp hãy đến và trải nghiệm cùng người dân để cảm nhận được sự độc đáo và thú vị ở từng phong tục của từng đồng bào dân tộc núi rừng Tây Bắc bạn nhé!

Viết một bình luận