Phong tục hôn nhân Tây Bắc: Nét đẹp truyền thống của đồng bào vùng núi

Vùng núi Tây Bắc, nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, với bản sắc văn hóa độc đáo. Ngoài việc thu hút khách du lịch với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ hay những điểm đến hấp dẫn, mà nơi đây cùng thu hút mọi người với nét văn hóa độc đáo, một trong số đó là phong tục hôn nhân. Để hiểu sâu hơn về phong tục hôn nhân Tây Bắc, hôm nay chúng ta cùng đi qua bài viết dưới đây nhé!

Tục cưới hỏi của người dân tộc Hà Nhì

Đối với dân tộc Hà Nhì, thì họ có tục tổ chức đám cưới 2 lần, là đồng bào được sống ở cùng đất giáp ranh tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Thanh niên của người Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai sẽ được dắt về nha, thưa chuyện với cha mẹ để xin cưới làm vợ.

Được cả nhà đồng ý thì sẽ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên “báo cáo” với tổ tiên là gia đình mình có con dâu mới, sau đó nhà trai sẽ tổ chức làm cỗ, mời cả họ hàng và người dân trong bản cùng tới chung vui.

Còn nếu nhà trai có điều kiện hơn nữa thì sẽ mang lễ sang nhà gái, gồm mấy đồng tiền mặt, một con lợn khoảng 50kg, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia thành 2 gói với 50l rượu trắng,..

Và đó là lần cưới đầu tiên của chàng trai, sau khi cưới người vợ sẽ mang họ của nhà chồng, đến khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả hơn thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần hai với vợ của mình.

Tục cưới hỏi của người dân tộc Hà Nhì - Ảnh từ Quang vlog
Tục cưới hỏi của người dân tộc Hà Nhì – Ảnh từ Quang vlog

Tục cưới hỏi của người dân tộc Dao Đỏ

Tục sau hai lần ăn hỏi mới được kết hôn

“Sau hai lần ăn hỏi mới được cưới” là phong tục cưới hỏi đối với người con trai của dân tộc Dao Đỏ, sau khi để ý từ phiên chợ hay qua các lễ hội của bản, nếu chàng trai thích cô gái nào thì sẽ về nói với bố mẹ tời nhà hỏi tuổi cô gái đó để xin làm người yêu.

Nếu hợp tuổi nhau thì nhà trai sẽ tặng nhà cô gái đó đồng bạc trắng, nhà gái dù không muốn gả hay muốn thì lần xin hỏi đầu tiên này họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng đó.

Một thời gian sau, nhà trai sẽ tới nhà gái xin hỏi lần hai, nếu sau ba ngày mà không thấy nhà gái trả lại đồng bạc trắng thì có nghĩa là họ đã đồng ý gả con. Tiếp đến gia đình nhà trai sẽ chọn ngày đẹp, để mang lễ vật tới nhà gái.

Sau khi lễ ăn hỏi chính thức hoàn thành, cô dâu tương lai sẽ được gia đình tạo điều kiện khoảng một năm nhà rỗi để dệt may thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ mà nhà trai đã đưa tới ở hôm ăn hỏi chính thức.

Và điều nổi bật ở đám cưới người Dao Đỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn, trùm lên chiếc mũ đỏ màu cơ, được đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, xen những chiếc lắc đồng xinh xắn. Đây được coi là một tác phẩm nghệ thuật độc đáco về màu sắc cùng sự tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ hay từng nét hoa thêu thổ cẩm truyền thống.

Tục sau hai lần ăn hỏi mới được kết hôn của người Dao Đỏ - Ảnh từ Dân Tộc Lào Cai
Tục sau hai lần ăn hỏi mới được kết hôn của người Dao Đỏ – Ảnh từ Dân Tộc Lào Cai

Tục kéo vợ của người Dao Đỏ

Ngoài tục hai lần ăn hỏi mới được cưới trên, đồng bào người Dao Đỏ còn có tục kéo vợ, đây là tục được diễn ra ở giữa lưng chừng những vách đá phủ trắng sương mờ. Tại đây dường như các cô gái, chàng trai người Dao Đỏ đã hẹn từ trước, cùng ngồi cạnh nhau nhìn nhau và trao cho nhau những lời nói yêu thương, hứa hẹn. Từ sương sớm đến ngả bóng chiều ta, đây là lúc màb dường như họ đã hiểu nhau hơn, thì chàng trai sẽ cùng bạn bè của mình bắt đầu kéo người mình yêu về để làm vợ.

Theo ý nghĩa tục “kéo vợ” của người Dao, không phải kéo vợ là cứ thấy nhìn thích ai thì kéo về nhà. Mà ở đây trước khi diễn ra lễ kéo vợ, đôi nam nữ đã có một khoảng thời gian tìm hiểu nhau kĩ càng, phải lòng nhau rồi, mới kéo về. Kéo vợ chỉ là tục bắt buộc phải có để người con gái đoc có giá, và chính thức bước chân về nhà chồng.

Sau khi bị kéo về nhà chàng trai, cô gái sẽ được giữ ở lại trong nhà khoảng 3 ngày, và vẫn sinh hoạt bình thường như người con trong nhà. Sau khi hết 3 ngày, nếu cô gái đồng ý thì sẽ thông báo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới, còn nếu không thích thì sẽ được về lại nhà mình.

Tục cưới hỏi của người dân tộc Mông

Tục vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông

Vỗ mông kén vợ của người Mông, là một trong những phong tục hôn nhân ở vùng núi Tây Bắc xuất hiện và được truyền từ đời này sang đời khác. Là tục mà thanh niên sẽ đi thành từng tốp nam nữ riêng, trong lúc các chàng trai trổ tài, chứng tỏ sức mạnh qua các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, thổi sáo, múa khèn,… thì các cô gái lại xúng xính quàn áo đẹp và không quên đưa mắt nhìn nhau để lựa chọn người mình thích.

Khi hai ánh mắt tình tứ đã tìm thấy nhau, thì cô gái sẽ nhẹ nhàng, bí mật rời khỏi đám đông, chàng trai hiểu ý sẽ bước theo và dùng chân vỗ vào mông cô gái của mình, rồi trao cho nhau những lời đường mật. Nếu thích và ưng thì cô gái sẽ đáp lại bằng cách vỗ nhẹ vào mông chàng trai. Và cứ thế mà đôi trai gái vừa múa vừa vỗ mông qua lại, cho đến khi vỗ đủ chín cặp, là đã chấp nhận chỉ chờ người mai mối để thành vợ chồng.

Có thể bạn chưa biết: Phong tục đón Tết của người dân Tây Bắc.

Tục vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông - Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay
Tục vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông – Ảnh từ Báo Nông Thôn Ngày Nay

Tục cùng họ không được phép lấy nhau

Cũng giống như phong tục của người miền xuôi, theo quan niệm từ xưa nay của người Mông, thì đã mang cùng tên họ giống nhau thì đều là có chung tổ tiên, như họ hàng với nhau. Nên nếu các cặp đôi yêu nhau mà bị phát hiện ra là có họ giống nhau thì dù có họ xa bao nhiêu đời cũng sẽ không được phép lấy.

Bên cạnh đó người Mông còn có tục bắt vợ, khi đôi trai gá đã đồng ý cưới nhau thì chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị bắt. Theo tục lệ này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu, nói vui như là một tên “tội phạm”. Nếu sau ba ngày về ở nhà chàng trai, mà cô gái không trốn khỏi nhà trai có nghĩa là cô đã đồng ý, và sau đó sẽ báo cho cha mẹ chàng trai nhờ người mai mối chọn ngày đẹp để tổ chức đám cưới. Sau đó cô gái sẽ được về nhà để chuẩn bị váy, trang sức,..cho ngày cưới.

Tục cưới hỏi của người dân tộc Thái

Tục chọc sàn của người Thái

Đây là phong tục mà chàng trai người Thái sẽ đến nhà sàn cô gái mình thích để chọc vào gian ngủ của cô gái. Thường không gian nhà của người Thái là gian đầu sẽ thờ tổ tiên, gian kế tiếp là của bố mẹ và các gian còn lại sẽ là của con trai con gái. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, lúc hồi hộpb trong đêm tối, chàng trai có khi chọc nhậm vào gian ngủ của bố mẹ, lúc đó chàng trai sẽ được nhắc là “Nhầm chỗ rồi cháu ơi”.

Đến đêm sau, khi nghe dấu hiệu qua tiếng Pí(là một loại nhạc cụ của người đồng bào Thái), thì cô gái sẽ biết và ra. Sau ba đến bốn đêm nói chuyện, chàng trai sẽ hỏi cô gái có muốn làm vợ mình không, nếu cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ về nói chuyện với bố mẹ đến hỏi cưới.

Và sau đó là giai đoạn ở rể của chàng trai tại nhà bố vợ, nhưng lúc này chàng trai và cô gái vânc chưa được ngủ chung với nhau. Đến khi sau ba ngày hoặc có thể một tháng sau bố mẹ chàng trai đến hỏi cưới, sau đám cưới thì cặp đôi mới chính thức được chung chăn gối và sinh con.

Tục chọc sàn của người Thái - Ảnh từ Văn Hóa Việt Nam
Tục chọc sàn của người Thái – Ảnh từ Văn Hóa Việt Nam

Tục cưới vợ sau 3 năm ở rể

Với phong tục này của người Thái, các chàng trai khi muốn cưới cô gái thì anh ta thường rủ bàn bè cùng mang theo những chiếc khèn đến diễn, múa tấu dưới cửa sổ phía gian nhà sàn của các cô gái. Nếu qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người mình thích rồi thì sẽ về nói với cha mẹ để lo chuyện cưới sinh.

Theo tục lệ xưa, thì người con trai phải đến ở nhà cô gái trong ba tháng trước khi lễ cưới chính thức diễn ra, và chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam, và cũng chỉ được mang theo một con dao để làm việc.

Sau thời gian ba tháng thử thách, nếu bố mẹ vợ tương lai ưng ý, thì chàng trai sẽ về nhà báo cho bố mẹ mình biết và bắc đầu được mang tư trang của mình đến ở ngà gái trong 3 năm.

Và lễ cưới chính thức sẽ được diễn ra sau ba năm, sau ba năm đó nếu cô gái chịu lấy chàng trai đó thì sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và đồ độn tóc giả, được gia đình nhà trai mang đến. Nếu cô gái không muốn cưới thì sẽ phản kháng bằng cách tự cắt tóc mình.

Sau khi lễ cưới kết thúc, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình qua một nghi lễ rước dâu long trọng. Lần này cô dâu sẽ phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như: một bộ quần áo đẹp cho bố chồng, hay tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.

Tục ngủ thăm của người Mường

Là một tục lệ được truyền từ đời này sang đời khác của người đồng bào vùnhg núi Tây Bắc, như người Mường, Thái, Mông, Dao,… Tuy nhiên đến nay chỉ còn tồn tại với người Mông ở tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình.

Các chàng trai đến tuổi cập kê thì đều biết rõ nhà nào trong bản có con gái lớn ngang cỡ với mình, hoặc đến tuổi trăng tròn. Các thiếu nữ ở độ tuổi này thường sẽ đốt đèn, mắc màn vào mỗi đêm để chờ các tràng trai đến ngủ thăm. Thường khung màn ai còn sáng thì có nghĩa là cô gái đó chưa có ai vào ngủ thăm, đó là dấu hiệu chi các chàng trai có thể cạy cửab chui vào nhà. Nếu có gái chịu thì sẽ tự tay vặn nhỏ đèn để các chàng trai khác biết là đã có người ngủ thăm rồi.

Nhưng tục ngủ thăm này, hai người chỉ có được trò chuyện, tâm sự chung chăn, chung gói và không được chạm vào người nhau. Chỉ khi sau vài đêm ngủ thăm, tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ thưa với cha mẹ và mang lễ vật bạc trắng, con lợn béo sang nhà cô gái để thưa chuyện.

 

Đó là những phong tục hôn nhân Tây Bắc của các đồng bào dân tộc sinh sống tại ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi thu hút khách du lịch không chỉ cảnh quan tươi đẹp, núi non hùng vĩ. Mà còn thu hút với những nét đẹp về nền văn hóa độc đáo. Hi vọng qua những nét đẹp truyền thống về phong tục cưới hỏi của đồng bào miền núi trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các tục lệ, nền văn hóa độc đáo của người dân tộc vùng núi.

Theo dõi dacsantaybac.vn để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!

Viết một bình luận