Thử ngay các loại bánh ở Tây Bắc ngon, độc lạ

Ngoài việc thu hút khách du lịch bằng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những điểm đến thú vị hay những món ăn đặc sản có từ lâu đời. Vùng núi Tây Bắc còn hấp dẫn các du khách với những món bánh ngon, độc lạ mà chỉ có ở vùng núi phía Bắc này mới có. Và hôm nay trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại bánh ở Tây Bắc đó là gì bạn nhé!

Bánh tam giác mạch

Là một trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng núi cao nguyên đá, bánh tam giác mạch được làm từ loài hoa tam giác mạch, với cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị rất đặc trưng, chỉ cần thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi.

Mùa hoa tam giác mạch thường nở vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch, nên cứ sau mỗi mùa hoa nở, thì người dân nơi đây sẽ cùng nhau lấy hạt tam giác mạch về phơi khô, dùng để làm nguyên liệu bánh. Hạt tam giác mạch có kích thước nhỏ giống như hạt đậu đen, nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thường được ví như câu nói “Nhỏ nhưng mà có võ” vậy đó.

Bánh tam giác mạch Ảnh từ kênh When In Vietnam
Bánh tam giác mạch – Ảnh từ kênh When In Vietnam

Bánh tam giác mạch được chế biến qua nhiều công đoạn cũng khá là kỳ công, hạt tam giác mạch sau khi được phơi khô sẽ đem xay nhỏ thành dạng bột mịn, rồi nhào với nước để đúc thành từng miếng bánh tròn, đem hấp chín rồi lại nướng lại trên bếp than hồng. Bánh thường có độ dày khoảng 2 – 3 cm, với đường kính to, đến 2 – 3 người ăn mới hết.

Ngày nay, loại bánh này được người đồng bào vùng núi Tây Bắc chế biến theo hai phiên bản, là bánh giòn và bánh dẻo, đều rất thơm và ngon.

Đến Tây Bắc ạn có thể thưởng thức bánh này ở các khu chợ phiên Hà Giang hay tại các tỉnh vùng núi khác với giá từ 10 – 15.000 vnđ.

Bánh gio(Bánh tro)

Đây là loại bánh đặc biệt không thể thiếu trong những ngày Tết Đoan Ngọ của người đồng bào vùng núi Tây Bắc. Bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro, gói vào lá chuối hoặc lá dong rồi đem bỏ vào nồi luộc chín.

Cách làm món bánh này cũng khá đơn giản nhưng điểm quan trọng là ở kỹ thuật gói bánh cần phải khéo. Gạo nếp thì đãi sạch, cho vào ngâm với nước tro, lá để gói thì rửa sạch mang đi hấp cho bớt chất dịp lục rồi lau khô. Sau đó cho nếp vào và gói lại, tiếp đến bánh sẽ được đem đi bỏ vào nồi rồi luộc nấu chín trên bếp lửa.

Bánh tro Ảnh từ kênh Cooky TV
Bánh tro – Ảnh từ kênh Cooky TV

Bánh tro có hai dạng, 1 là hình khối tam giác 2 là dạng xuông dài cỡ nhỏ, khi ăn cắt từng miếng vừa ăn với độ mềm, dẻo rất thơm. Thường sẽ được ăn cùng với nước đường, mật ong và đặc biệt là chấm cùng với mật mía.

Bánh thường được bán tại các phiên chợ ở vùng núi Tây Bắc, nên nếu có dịp đến vùng đất này bạn đừng quên thử thưởng thức ngay nhé!

Bánh chưng đen

Thuộc trong top các loại bánh ngon ở Tây Bắc được nhiều người yêu thích, nhất là các thực khách du lịch. Bánh chưng đen là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày, bánh được gói như bánh Tét ở dưới xui, bên trong bánh có màu đen bóng cùng nhân đậu và thịt lớn, trông rất lạ mắt và hấp dẫn.

Bánh chưng đen Ảnh từ BanhChungNgon.vn
Bánh chưng đen – Ảnh từ BanhChungNgon.vn

Bánh chưng đen là một trong các loại bánh đặc sản không thể thiếu vào những dịp lễ Tết của các đồng bào ở Lạng Sơn, Yên Bái. Bánh được làm từ nếp và được ngâm cùng với lá cây núc nác, có nhân thịt lợn, đậu xanh, nấu chín ăn rất dẻo và thơm, và là loài bánh có chất dinh dưỡng cao. Đối với người dân vùng Tây Bắc, bánh chưng đen không chỉ là một món ăn mà đó còn là biểu tượng của nền văn hóa địa phương nơi đây.

Bánh được bán nhiều ở các phiên chợ vùng cao, nên nếu có dịp du lịch đến nơi này thì nhớ ghé thưởng thức bạn nhé.

Bánh trứng kiến

Nghe cái tên thì có vẻ hơi lạ lạ đúng không nào, nhưng đây lại là một món ăn đặc sản phổ biến của người Tày tại vùng núi Tây Bắc đấy. Món bánh còn được gọi là Pẻng Lăng Lay, được làm từ bột gạo nếp và trứng kiến, và chỉ phổ biến khi ở thời điểm trên rừng có nhiều trứng kiến. Và thường sẽ có vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm.

Ngoài vùng Tây Bắc thì bánh trứng kiến còn có ở vùng Đông Bắc của nước ta, cứ vào mùa sinh sản của kiến, thì người dân sẽ thu hoạch trứng kiến từ trong rừng để về làm nhân bánh. Trứng kiến có màu trắng sữa, giống như hạt gạo, sau khi được làm sạch sẽ sẽ đem phi thơm cùng với hành củ, cùng chút muối và mỡ cho đậm vị. Dùng để làm nhân bánh, bên ngoài là một lớp bột nếp dẻo vừa phải, và ngoài cùng là lá vả, sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 45 phút là chín, có thể thưởng thức được.

>>>Có thể bạn chưa biết: Top các món ăn đặc sản Tây Bắc mang đậm bản sắc truyền thống của vùng núi cao nguyên đá.

Bánh trứng kiến Ảnh từ Góc bếp nhỏ Food
Bánh trứng kiến – Ảnh từ Góc bếp nhỏ Food

Bánh trứng kiến khi chín có màu vàng rất đẹp mắt, mùi thơm hấp dẫn, và thưởng thức ngon nhất là khi bánh còn nóng, bởi nó rất dậy mùi thơm của nếp nương và lá vả xen lẫn chút vị bùi, béo ngậy của trứng kiến và thịt lợn. Tạo cảm giác rất lạ miệng khi ăn.

Đến Tây Bắc bạn có thể thưởng thức món bánh này tại các khu chợ phiên của các tỉnh vùng núi phía Bắc nếu bạn đến vào khoảng thời gian thu hoạch trứng kiến nhé!.

Bánh gai

Cũng giống như bánh ít là gai ở miền Trung, Bánh gai ở vùng Tây Bắc còn được gọi là bánh pẻng tải. Là loại bánh đặc trưng của người đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng, tạo nên sức hấp dẫn cho nền ẩm thực phía núi Tây Bắc.

Bánh gai thường được người dân làm vào dịp rằm tháng 7, gắn liền với truyền thống tôn kính và hiếu thảo mà các chàng rể dành cho gia đình vợ. Bánh được làm từ nếp, đậu trộn với đường và đem hấp trong chõ, phần bột bánh thì được làm từ nếp với lá gai, nên khi chín bánh có màu đen rất đẹp. Nhân bánh được làm từ các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu phộng được đem hấp chín, sau đó trọn thêm đường và vo thành từng viên nhỏ.

Bánh gai Tây Bắc Ảnh sưu tầm
Bánh gai Tây Bắc – Ảnh sưu tầm

Bánh gai Tây Bắc cũng được gói trong lá chuối và hấp chín trong khoảng 30 phút, có mùi thơm thơm dẻo dẻo của nếp và ngọt ngọt bùi bùi rất dễ ăn. Nếu bạn muốn thưởng thức trọn vị ngon của bánh thì nên ăn khi lúc còn nóng, sẽ cảm nhận được vị dẻo tự nhiên. Và là loại bánh chỉ được bảo quản trong khoảng một tuần.

Là tín đồ thích bánh gai ở vùng núi Tây Bắc thì đừng bỏ qua loại bánh này tại các khu chợ hay các cửa hàng đặc sản của các tỉnh vùng núi phía Bắc và đặc biệt là ở đất Lạng bạn nhé!

Bánh láo khoải

Thêm một loại bánh ngon ở Tây Bắc mà bạn không nên bỏ qua khi đến với vùng đất này là “bánh láo khoải”.

Bánh láo khoải hay còn được gọi là lức khoải hay rớ khoải, là loại bánh không thể thiếu vào dịp Tết của người dân tộc Mông trên các vùng Sính Lùng, Sủng Trái, Thài Phìn Tủng, Vần Chải. Bánh được làm từ bột ngô, ngô được nghiền thành bột rồi đồ chín, nén trên bán đá và nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15 – 20cm, sau đó dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều lên bề mặt của bánh.

Bánh láo khoải - Ảnh từ Báo Dân tộc và Phát triển
Bánh láo khoải – Ảnh từ Báo Dân tộc và Phát triển

Thưởng thức bằng cách thái mỏng và nướng trên than củi cho bánh phồng thơm, hoặc cũng có thể thái chỉ nấu với đường ăn rất mát, hoặc cũng có thể nấu với quả đậu Hà Lan, thêm chút muối, chút mỡ động vật vào ăn như nấu canh.

Nếu có dịp đến các vùng trên ở Tây Bắc thì đừng quên trải nghiệm cảm giác thưởng thức món bánh đặc biệt này tại các phiên chợ hay trên các cung đường đi đến các vùng bạn nhé!

Bánh rợm

Bánh rợm hay bánh háu bạ theo tên gọi của người Dáy, người Dao gọi là rùa ít, hay người Tày gọi là bánh bưa khao, là loại bánh được dùng để cúng trong lễ rằm tháng 7 hàng năm của đồng bào vùng núi Tây Bắc. Bánh có vỏ ngoài được làm từ bột nếp, có nhân từ đậu xanh và thịt nạc băm nhuyễn, thêm chút gia vị cho đậm đà, được gói trong lá chuối rừng rồi mang đi hấp chín. Với nhiều kiểu gói khác nhau, như: gói khum khum, gói vuông, gói vồng lên như bánh tẻ,..

Bánh rợm - Ảnh từ kênh Ẩm Thực Việt
Bánh rợm – Ảnh từ kênh Ẩm Thực Việt

Để dễ hình dung hơn thì bánh rợm khá là giống với bánh ít mặn, hay bánh ít trắng, bánh ít trần ở dưới miền xuôi. Khi chín có mùi thơm cuat hương lúa nếp – hương thơm của những sản vật ở vùng cao. Bánh có vị dẻo dẻo, mềm mềm hòa quyện cùng nhân bùi bùi béo béo của đậu xanh và thịt rất ngon.

Cũng như các loại bánh trên, bánh rơm được bán tại các phiên chợ, cửa hàng đặc sản hay dọc trên các con đường đến các vùng ở Tây Bắc.

Bánh lơ khói

Là món bánh có màu sắc trắng mỏng, một món ăn đặc sản của người Mông ở vùng cao Hà Giang, bánh được chiên trong dầu cho vàng và ăn cùng với bột đỗ tương hoặc với bột ớt rang muối.

Lơ khoái là món bánh được người Mông làm để thưởng thức vào mùa đông, nên khi có gió lạnh về, bánh thường được người dân bán ở nhiều phiên chợ.

Bánh lơ khói Ảnh từ kênh LaoCai TV
Bánh lơ khói Ảnh từ kênh LaoCai TV

Bánh lơ khoái được làm từ gạo cùng ít gạo nếp để tăng thêm độ dẻo, độ thơm của bánh. Gạo khi được nấu chín để nguội, sau đó đem xay nhuyễn đến khi sánh đặc, rồi nén thật chặt vào khung bánh để tạo thành hình vuông khối dài. Đến khi có khách mua thì người bán sẽ thái một lớp mỏng khoảng nửa cm, chiêng trên chảo dầu đang sôi đến khi chín thì xiêng vào que tre, và để khách có thể tự chọn bột ăn cùng mà rắc lên.

Là một người thích khám phá những điều mới lạ thì ĐỪNG bỏ qua các phiên chợ nổi tiếng ở vùng Tây Bắc bạn nhé!

Bánh coóc mò

Đây là một loại bánh mang hương vị đặc trưng của người dân tộc Tày, và thường được làm trong những dịp lễ đặc biệt, như thôi nôi, đầy tháng,… . Sở dĩ có cái tên bánh coóc mò là bởi trong tiếng Tày coóc mò là sừng bò, và bánh có hình dàng giống như một chiếc sừng bò nên cái tên coóc mò được có nên từ đó.

Bánh coóc mò - Ảnh từ Báo Lạng Sơn
Bánh coóc mò – Ảnh từ Báo Lạng Sơn

Bánh được làm từ gạo nếp, và gói trong lá chuối hoặc lá dong, sau đó xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ. Bánh có màu xanh, với hương vị thơm ngon, dẻo dẻo và vị ngậy của hạt lạc nhân đỏ. Và thường được ăn cùng với mật ong, mật mía hoặc đường.

Để thưởng thức được loại bánh này khi đến Tây Bắc thì bạn có thể mua tại các khu chợ ở các bản làn, ở các tỉnh của vùng núi này.

Bánh “khảu tủm hík”, “khảu tủm đăm” và “khảu khộp”

Là một món ăn được xuất hiện vào mỗi dịp Tết của người đồng bào dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc, đây đều là các loại bánh truyền thống được lưu giữ và duy trì đến ngày nay, là món bánh được gói ghém cả đất trời và tình người sâu đậm của các đồng bào.

Bánh khảu khộp - Ảnh từ Kênh Ẩm Thực Dân Tộc Thái
Bánh khảu khộp – Ảnh từ Kênh Ẩm Thực Dân Tộc Thái

3 loại bánh này đều được làm từ gạo nếp, có nhân đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ và cùng các loại gia vị truyền thống đặc trưng, bên ngoài thì được gói bằng lá dong xanh. Tất cả tạo nên một hương vị rất tuyệt vời.

Nếu bạn là người hay bị hấp dẫn bởi từ những cái tên độc là thì chắc chắn 3 loại bánh này sẽ không làm bạn thất vọng khi thưởng thức tại các phiên chợ ở các vùng núi phía Tây Bắc này.

 

Mỗi loại bánh đặc trưng ở Tây Bắc đều là những tinh hoa ẩm thực của các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, đều được làm từ những nguyên liệu tự nhiên. Tạo nên nhiều loại bánh cùng các hương vị đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn khách du lịch ở mọi nơi, dù có ghé đến vùng đất này một lần ai cũng muốn thưởng thức thử.

Nếu bạn cũng là một tín đồ mê các loại bánh ngon, độc lạ và mang nét đặc trưng riêng của từng vùng miền thì đừng quên thưởng thức những loại bánh trên khi đi du lịch Tây Bắc nhé.

Theo dõi dacsantaybac.vn để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa!.

Viết một bình luận