Bánh rợm là bánh gì? Bánh rợm được làm từ những nguyên liệu nào? Đây là loại bánh đặc trưng của đồng bào nào?. Chi tiết sẽ có ngay trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về bánh rợm
Bánh rợm là một loại bánh truyền thống thường được xuất hiện vào những ngày rằm tháng Bảy và ngày Tết thanh minh của đồng bào dân tộc Tày và Nùng ở Lạng Sơn. Bánh có vẻ ngoài đơn sơ, nhưng lại mang một ý nghĩa khá lớn, bánh thể hiện lòng thành kính, hiếu lễ của người dân, dâng lên gia tiên cầu mong một mùa màng bội thu, một năm sung túc, đầy đủ.
Theo lời kể của người dân Tày, thì bánh rợm được xuất phát từ mùa rơm vàng, và được nói lái từ rơm. Vào mùa thu hoạch lúa nếp, rơm vàng thường được phơi khắp con đường của bản làng và nương rẫy, mùi hương thơm lẫn vào gió, nên bà con bàn nghĩ đến lấy đó đặt cho một loại bánh và từ đó xuất hiện loại bánh rợm.
Bánh rợm ấn tưởng với độ mềm dẻo, thơm ngon rất hấp dẫn, khi thưởng thức thì nó khá là giống với bánh ít trắng hay bánh ít mặn ở dưới xui. Cũng được làm từ những nguyên liệu đơn giản: gạo nếp, lá chuối, và nhân thì sẽ có 2 loại nhân mặn và nhân ngọt.
Ở xứ Lạng, thì cứ vào mỗi dịp Tết, món bánh rợm là một thử thách để thử độ khéo léo của người phụ nữ, khi làm đòi hỏi sự khéo léo, và hết sức công phu.
Cách làm bánh rợm
Nguyên liệu
Để có một chiếc bánh rợm thơm ngon thì khâu chọn nguyên liệu cũng khá quan trọng, cụ thể:
- Gạo nếp (Chọn loại gạo mới được gặt về và được phơi qua một vài cái nắng, khi hạt gạo nếp chưa được khô lắm).
- Lá chuối
- Các nguyên liệu để làm nhân, nếu bạn ăn nhân mặn thì dùng thịt ba chỉ xào với hành, tiêu và mộc nhĩ. Còn nếu thích nhân ngọt thì bạn dụng đậu xanh đem đồ chín cho nhuyễn rồi trộn với đường.
- Dụng cụ để hấp bánh.
Cách chế biến
Bước 1: Gạo nếp khi chọn xong sẽ mang đi ngâm nước trong khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó vớt ra và xay nhuyễn thành bột nước. Tiếp đến cho bột nước vài một túi vải để rút nước hoặc cho vào giữa đống tro mìn được đốt từ rơm khô để cho tro hút hết nước.
Bước 2: Khi bột đã rút hết nước và thành một khối bột trắng tinh, khi chạm vào không bị dính tay là đã có thể gói bánh được rồi.
Bước 3: Gói bánh: khi gói bạn cần khéo léo nặn phần bột cho mỏng ra và cho nhân vào giữa rồi nặn kín, tròn long lòng bàn tay để nhân không bị lòi ra ngoài. Sau đó thì gói vào chiếc lá chuối – lá chuối đã được rửa sạch và luộc sơ qua, sau đó cắt thành từng miếng lá có dạng hình vuông/hình chữ nhật vừa phải, rồi bôi lên một lớp mở mỏng trước khi cho cục bột vừa nặn vào, sau đó gập 2 đầu lá chuối lại và có thể buộc lại bằng sợi lạt nềm. (Việc bôi dầu ăn này giúp cho khi bánh luộc chín không bị dính vào lá).
Bước 4: Đem bánh đi hấp chín. Bánh rợm khi chín có màu trắng đục, dẻo thơm từ gạo nếp và hương của lá chuối, ăn rất ngon.
>>>Bạn có muốn tìm hiểu thêm về các loại bánh ở vùng Tây Bắc?
Qua những nội dung mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng đã biết được bánh rợm là bánh gì rồi đúng không nào?. Đây là một loại bánh đặc trưng, truyền thống của đồng bào người Tày, Nùng ở xứ Lạng, với hương vị thơm ngon hấp dẫn, mang ý nghĩa tình yêu quê hương to lớn.
Bình luận đang tắt.