Cách ngâm RƯỢU TÁO MÈO ngon chuẩn hương vị Tây Bắc

Cách ngâm rượu táo mèo ngon chuẩn hương vị Tây Bắc - Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Táo mèo hay còn được gọi là quả sơn trà, không chỉ là một loại trái cây quen thuộc ở vùng núi Tây Bắc, mà còn là một loại nguyên liệu tuyệt vời được dùng để ngâm rượu. Rượu táo mèo là một thức uống đặc biệt, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tuần hoàn máu.

Bạn có muốn tự tay ngâm rượu táo mèo tại nhà? Hãy cùng bỏ túi ngay cách ngâm rượu táo mèo chuẩn nhất để có được một thức uống tuyệt vời, đậm đà và bổ dưỡng trong bài viết dưới đây nhé..

Cách ngâm rượu táo mèo

Nguyên liệu

  • Táo mèo tươi: 1 kg(Táo mèo ở vùng núi Tây Bắc thường sẽ ra hoa vào khoảng tháng 3-4 và sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 8 đến tháng 12 dương lịch. Thời điểm mà quả ngon và ngọt nhất là vào khoảng độ từ tháng 8 đến giữa tháng 9. Vậy nên để rượu táo mèo được thơm ngon và chuẩn vị hơn thì bạn nên chọn những quả táo tươi, có màu đỏ, má đào).
  • Đường: 500gr
  • Rượu trắng 40-45 độ: 2 lít(Bạn cũng có thể dùng rượu ngô Bắc Hà để ngâm).
  • Mật ong: 100ml.
  • Hũ thủy tinh

Cách ngâm 

Cách ngâm rượu táo mèo rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế táo mèo

Táo mèo sau khi mua hoặc hái về sẽ mang đi rửa sạch với nước, sau đó cắt bỏ 2 đầu của quả táo rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt táo ra và rửa sạch lại bằng nước rồi để cho ráo nước.

Sơ chế táo mèo - Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Sơ chế táo mèo – Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Để ráo táo mèo - Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Để ráo táo mèo – Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Bước 2: Ngâm rượu

Sau khi táo được ráo nước, thì cho táo mèo và đường vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị, cứ 1 lớp táo sẽ phủ lên 1 lớp đường, và lưu ý là lớp trên cùng phải phủ kín đường lên trên mặt táo mèo rồi đậy kín nắp lại để khoảng 2 tuần.

Cho táo mèo và đường vào hũ thủy tinh - Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Cho táo mèo và đường vào hũ thủy tinh – Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Bước 3: Thưởng thức thành phẩm

Sau thời gian ngâm thì đường trong hũ táo mèo sẽ tan thành nước, các quả táo mèo cũng sẽ teo nhỏ lại, phần nước này được gọi là nước cốt táo mèo, có màu vàng nhạt, rất thơm. Và phần nước cốt này chúng ta sẽ chắt ra hết cho vào chai bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để có thể làm siro pha với đá dùng làm nước giải khát, hoặc có thể pha với rượu táo mèo khi uống rất ngon.

Nước cốt táo mèo - Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Nước cốt táo mèo – Ảnh từ Góc Bếp Nhỏ

Sau đó thì cho phần rượu hoặc mật ong đã chuẩn bị ban đầu vào hũ táo mèo vừa chắt hết nước cốt, rồi đậy nắp và để trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.

*** Ngoài việc ngâm rượu táo mèo bằng táo tươi thì bên cạnh đó người dân vùng núi Tây Bắc còn có thể ngâm bằng táo khô, và với cách ngâm thì cũng tương tự với cách ngâm bằng táo mèo tươi. Chỉ khác là táo phải được làm khô trước khi ngâm.

 

Rượu táo mèo có vị chua chua, ngọt ngọt, thơm thơm mùi rất dễ uống, và đặc biệt nếu biết cách dùng và dùng với lượng phù hợp thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng với cách ngâm rượu táo mèoĐặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ sẽ giúp cho bạn có thể tự ngâm tại nhà để cùng gia đình mình thưởng thức.

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục