Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa ban Tây Bắc

Vẻ đẹp của hoa ban Tây Bắc - Ảnh từ Yến Nguyễn

Hoa ban – loài hoa được xem như là biểu tượng của trời – đất và con người Điện Biên nói riêng và người dân vùng núi Tây Bắc nói chung. Với vẻ đẹp tinh khôi, mãnh liệt vươn lên những khó khăn, hoa ban không chỉ mang giá trị về thương hiệu đặc sắc, mà còn là một loài hoa với nhiều ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào người dân tộc Thái, và tượng trưng cho tình yêu lứa đôi thuần khiết.

Và cứ vào mỗi tháng 3 hàng năm, khi các loài hoa đào, mận thôi khoe sắc thì cũng là lúc những cánh hoa ban bung nở khắp nẻo đường núi rừng Tây Bắc. Để tận hưởng, chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của loài hoa này thì hãy cùng Đặc sản Tây Bắc dạo quanh vùng núi Tây Bắc ngay trong bài viết này bạn nhé.

Nguồn gốc, ý nghĩa của loài hoa ban

Hoa ban, một loài hoa đi từ huyền thoại vào đời sống của người dân vùng núi Tây Bắc, gắn liền với câu chuyện tình yêu mãnh liệt của chàng Khum và nàng Ban. Và theo truyền thuyết của người đồng bào Thái kể rằng: Xưa có một chàng trai tên là Khum rất giỏi làm nương và có tài săn bắn đem lòng thương yêu một cô gái tên là Ban, cô gái này thì lại khéo tay đan len, dệt vải và lại vừa có giọng hát hay làm say đắm nhiều chàng trai trong bản. Tuy nhiên, vì lòng tham giàu mà cha của nàng Ban đã gả cô cho con trai nhà tạo mường – vốn là thanh niên lười biếng lại có tật gù lưng. Trong lúc tình thế khó khăn Ban đã chạy sang bản của Khum cầu cứu, nhưng khi đến nơi thì được biết chàng đã cùng cha đi mua trâu ở bản xa. Nên chàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình buộc vào nơi cầu thàng của nhà Khum rồi đi vội đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này đến núi khác gọi tên Khum đến khàn cả giọng nhưng vẫn không thấy.

Đến khi kiệt sức thì nàng ngã gục khi vượt qua một dãy núi cao, và tại nơi nay, sau đó lại mọc lên một cây hoa có búp trắng như búp tay của người con gái. Chẳng bao lâu sau thì loài hoa này được mọc lan ra khắp rừng núi Tây Bắc, và cứ mỗi độ xuân về thì hoa nở trắng như bông. Từ đó người ta đặt đó là loài hoa ban trắng.

Và sau khi chàng Khum về đến nhà thì thấy chiếc khăn piêu của Ban, chàng biết là có chuyện chẳng làng nên vội vã đi tìm, nhưng đi hết mường này đến bản khác cuối cùng chàng cũng bị kiệt sức và ngã xuống. Sau đó hóa thành con chim sống lẻ loi trong núi rừng, cứ đến mùa hoa ban nở thì sẽ lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết của năm nào.

Hoa ban gắn liền với những câu chuyện tình đầy mãnh liệt của đôi trai gái - Ảnh từ Yến Nguyễn

Hoa ban gắn liền với những câu chuyện tình đầy mãnh liệt của đôi trai gái – Ảnh từ Yến Nguyễn

Ngoài ra hoa ban cũng còn gắn liền với một câu chuyện tình cảm khác là của nàng Mai con gái Lang Cum, nổi tiếng ở khắp chín châu mười Mường đều chối bỏ ngôi bà Nàng, để lấy chồng nhà dân mọn rồi theo quân ông Hoàng đi đánh giặc. Khi ông thua lớn ở Mạnh Thiên, được biết vợ chồng nàng Mai tuẫn tiết chủ tướng dưới gốc cây ban cội. Và máu của hai người thấm vào cây ban cội, từ đó cây ra hoa màu đỏ. Sau đó những cơn gió đưa nhụy hoa rải khắp vùng và xuất hiện giống hoa ban hồng hiện nay.

Trải qua bao thế hệ, những câu chuyện tình cảm đẹp này đã dần thấm trong lối sống sinh hoạt văn hóa của các dân tộc vùng núi Tây Bắc, và trở thành họa tiết thêu trên những chiếc khăn, chiếc áo của các cô gái, hay được đi vào những lời ca, điệu nhạc trao duyên.

Từ đó hình ảnh Hoa Ban đã trở thành một loài hoa mang biểu tượng đẹp, tượng trưng cho vẻ đẹp xuân thì, tinh khôi của người con gái vùng Tây Bắc. Và cũng là biểu tượng nhằm tôn vinh, minh chứng cho một tình yêu bất diệt, thể hiện ước vọng ngàn đời của dân tộc về hạnh phúc, vượt qua mọi rào cản của những định kiến xã hội, những khó khăn trong cuộc sống.

Đặc điểm của hoa ban

Hoa ban có rất nhiều loại với màu sắc khác nhau như: trắng, tím, hồng nhưng nhiều nhất vẫn là những bông hoa màu trắng, hoa có năm cánh nở xòe thành hình quạt. Cứ vào độ từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hàng năm thì đây là lúc những bông hoa ban khoe sắc, và đặc biệt đây là loại hoa chỉ nở trong khoảng 1 tháng rưỡi, sau đó thì sẽ tự rụng. Cứ thế từ năm này qua năm khác, như đến hẹn lại lên, tháng 3 là thời điểm nở rỗ của những cánh hoa ban phủ khắp cánh rừng Tây Bắc, tạo nên một cảnh sắc đẹp tựa như mơ rất lãng mạn.

Hoa ban trắng - Ảnh từ Yến Nguyễn

Hoa ban trắng – Ảnh từ Yến Nguyễn

Sắc màu hoa ban tím - Ảnh từ Van Artsy

Sắc màu hoa ban tím – Ảnh từ Van Artsy

Hoa ban ánh hồng Ảnh từ Trần Bảo Linh

Hoa ban ánh hồng – Ảnh từ Trần Bảo Linh

Nhìn ngắm vẻ đẹp của những cánh hoa ban

Là loài hoa đại diện cho nét đẹp thuần khiết của người con gái Thái, Hoa Ban theo tiếng gọi của đồng bào dân tộc Thái: “Ban” nghĩa là “ngọt ngào” – nét đẹp của loài hoa này được ví như là sự diệu dàng, đằm thắm và chịu thương chịu khó hay còn nhiều e ấp, khiêm nhường với mọi thứ xung quanh của người con gái mới lớn vùngTây Bắc.

Cứ đến độ khoảng từ tháng 3 – 4 dương lịch hàng năm, nếu có dịp đến với các tỉnh vùng núi như: Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu, hay Lai Châu thì bạn sẽ bắt gặp và được nhìn ngắm những cánh hoa ban đua nhau khoe sắc nở rộ khắp cả vùng trời Tây Bắc, tạo khung cảnh đẹp đến mê hồn dưới cái thời tiết hơi se se lạnh rất lãng mạn.

Những con đường đây sắc hoa ban ở Điện Biên - Ảnh từ Cô nàng Điện Biên

Những con đường đây sắc hoa ban ở Điện Biên – Ảnh từ Cô nàng Điện Biên

Hoa ban mang một màu sắc tinh khôi, một vẻ đẹp thanh tao đầy thơ mộng, cùng mùi hương thơm quyến rũ như níu chân thực khách. Đến đây vào mùa hoa ban nở, bạn sẽ được hòa chung bầu không khí các lễ hội của người dân nơi núi rừng Tây Bắc. Được có cơ hội tìm hiểu về nét đẹp văn hóa riêng của người dân vùng núi Tây Bắc.

Những cánh hoa ban nở rợp trời trên cung đường đến tượng đại Kéo Pháo sang Sở chỉ huy Mường Phăng - Ảnh từ Hằng Bắp

Những cánh hoa ban nở rợp trời trên cung đường đến tượng đại Kéo Pháo sang Sở chỉ huy Mường Phăng – Ảnh từ Hằng Bắp

Ngoài việc khoác lên mình một vẻ đẹp thuần khiết, mang một biểu tượng đẹp có ý nghĩa đối với đời sống người dân Tây Bắc, tượng trưng cho tình cảm đôi lứa thì hoa ban còn mang giá trị cao trong nền ẩm thực của vùng núi cao. Hoa ban được chế biến rất nhiều món ngon đặc sản hấp dẫn khách du lịch bốn phương như: nộm hoa ban, hoa ban nấu xôi, hoa ban xào thịt trâu,…

Bên cạnh đó trong y học, Hoa ban có công dụng chữa ho, chữa đau họng, nôn ra máu, lòi dom rất hiệu quả. Và còn rất tốt trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa như: đầy hơi, tiêu chảy hoặc cũng có thể dùng để tẩy xổ.

 

Mùa hoa ban nở rộ cả đất trời Tây Bắc bỗng sáng bừng và rực rỡ tựa như một bức tranh đầy thơ mộng, nếu muốn một lần nhìn ngắm những cánh hoa ban khoe sắc thì hãy đến với vùng núi Tây Bắc, đến với những ngày lễ hội hoa ban nơi đây dưới một dáng váy thướt tha xinh xắn để có thể chìm đắm và hòa chung lưu giữ những khoảng khắc đẹp với hoa ban bạn nhé!

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục