Ngoài loại gia vị là hạt dổi thì ở vùng núi Tây Bắc còn nổi tiếng với hạt mắc khén – gia vị được ví như là “tinh hồn” của nền ẩm thực phía Bắc. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về loại gia vị này xem nó có gì mà lại nổi bật đến thế nhé.
Hạt mắc khén là gì?
Hạt mắc khén hay còn được gọi là Má Khén và có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa, là thân cây gỗ, thẳng, thuộc họ cam, người dân miền núi hay gọi là cóc hội hoặc hoàng mộc hội. Cây có chiều cao khoảng 8 – 10m, hoa nở ra từng chùm tỏa ra mùi hương từ tinh dầu của cây rất thơm.
Thời điểm thu hoạch loại hạt này rơi vào khoảng đầu tháng 11 dương lịch hằng năm, quả mắc khén khi còn sống có màu xanh và khi chín sẽ có màu vàng hồng và hạt sẽ có màu đen. Cách mà người dân ở đây thu hoạch khá đơn giản, chỉ cần dùng cây dài có đầu vợt là đã có thể quèo hái xuống được rồi. Và để có thể dùng được lâu thì người dân thường đem phơi khô hết cả phần vỏ và phần hạt rồi đem cất để dùng dần dần.
Hạt mắc khén được người dân vùng núi Tây bắc ví như là linh hồn của các món ăn ẩm thực nơi đây, bởi đối với người Thái họ sẽ dùng loại hạt gia vị này vào hết tất cả các món ăn. Mùi vị của hạt mắc khén giống với mùi cam nhưng sẽ dễ chịu hơn, có mùi thơm thoang thoảng. Khi nếm thử thì đầu tiên bạn sẽ không cảm nhận được mùi vị gì đâu, nhưng dần dần bạn mới có cảm giác hơi tê ở đầu lưỡi hòa cùng mùi thơm rất đặc trưng.
Công dụng của hạt mắc khén
Hạt mắc khén có chứa rất nhiều loại tinh dầu và nhiều thành phần hữu ích như: d-terpinen,alkaloid, d-a-phellandren, 4-caren, 4-terpinol, d-a-dihydrocarvol, dl-carvotanacetone và còn có cả chất kháng khuẩn. Chưa nhiều chất dinh dưỡng kèm hương vị cay nhẹ và mùi thơm nồng đặc trưng, hạt mắc khén có công dụng được dùng để làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Và dùng để làm gia vị là một công dụng tạo nên sự nổi bật đặc trưng của loại hạt này, đối với người dân nơi vùng núi Tây Bắc, họ thường dùng hạt mắc khén để tẩm ướp và nêm nếm cho hầu hết các món ăn, như các món nướng, các món gác bếp, các món chiên, và làm nước chấm. Vì thế mà mỗi món đều như được nâng lên thêm một tầm giá trị.
Đối với công dụng dùng để làm thuốc, thì hạt mắc khén thường được dùng để chữa các loại bệnh như: khó tiêu, đầy hơi, ngâm rượu để xoa bóp giúp giảm đau xương khớp, hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa tốt.
Cách chế biến hạt mắc khén chuẩn
Bước sơ chế
Cũng giống như hạt hổi, nếu bạn mua ở cửa hàng mắc khén đã được xay thành bột thì về bạn chỉ có việc dùng thôi. Còn nếu bạn mua mắc khén thô, còn nguyên hạt thì để sử dụng, bạn cần phải phơi khô và rang đều tay sơ qua trên chảo nóng sau đó đem nghiền ra thành bột và nên nhớ là dùng đến đâu thì sơ chế đến đấy, bởi để dậy mùi thơm hơn.
Lưu ý vì trong hạt mắc khén có chứa nhiều tinh dầu, nên sau khi rang cần phải để nguội khoảng 30-40 phút rồi mới đem giã hoặc nghiền thành bột. Việc này sẽ giúp cho bột không bị vón cục lại.
Kết hợp với các món ăn
Mắc khén là một thứ gia vị mà không thể thiếu trong mỗi món ăn hằng ngày của người dân vùng Tây Bắc, và mắc khén thường được dùng để chế biến các món ăn như:
- Mắc khén có thể dùng để tẩm ướp các món nướng, gác bếp: Khi dùng hạt mắc khén kết hợp cùng hạt dổi tẩm ướp lên các món nướng như: cá suối nướng, gà nướng,… món ăn sẽ thấm và dậy mùi hương rất thơm, như chứa cả một vùng trời Tây Bắc.
- Mắc khén có thể dùng cho các món khô truyền thống, như: trâu gác bếp, lợn gác bếp,…
-
Hay mắc khén được dùng làm gia vị chấm: Bạn có thể dùng hạt mắc khén để pha nước chấm như nước mắm, nước tương hoặc làm muối chẩm chéo để chấm các loại rau rừng, trái cây, thịt nướng, thịt luộc đều rất ngon.
Hạt mắc khén là một thức gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn hằng ngày của người dân vùng núi phía Bắc, một loại gia vị mang đậm bản sắc đặc trưng của các đồng bào vùng Tây Bắc, với hương thơm độc đáo. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên của Đặc sản Tây Bắc sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được về hạt mắc khén – linh hồn ẩm thực của vùng Tây Bắc.
Bình luận đang tắt.