Bài viết hôm nay sẽ bật mí đến bạn về nguồn gốc cũng như cách làm thắng cố – một món ăn đặc sản truyền thống khá nổi tiếng của người dân tộc H’Mông ở vùng núi Tây Bắc. Cùng Đặc sản Tây Bắc bỏ túi ngay nhé!
Cách làm thắng cố
Các nguyên liệu và gia vị cần chuẩn bị
Nguyên liệu chính để tạo nên món thắng cố chuẩn vị truyền thống người H’Mông là từ các bộ phận của ngựa hoặc bò hoặc heo và các loại gia vị tự nhiên của núi rừng, Cụ thể:
- Xương
- Thịt: chọn phần thịt ba chỉ, thịt mông, thịt vai, thịt đùi hoặc thịt thăn
- Nội tạng gồm: Tiết ngựa, bò, heo; tim; gan; ruột non; ruột già và dạ dày
- Cùng các loại gia vị tẩm ướp như: hạt mắc khén, hạt dổi, thảo quả, gừng, lá chanh, sả, ớt, hoa hồi, thảo điền, quế mỗi thứ chúng ta sẽ cho một ít vừa đủ với tỷ lệ thịt.
- Gia vị nêm nếm như: muối, dầu ăn, mỳ chính, tương ớt, hạt nêm,…
- Và không thể nào thiếu đi các loại rau ăn kèm, như: măng tươi, nấm, rau cải,… tùy vào sở thích mỗi người.
Cách nấu đặc sản thắng cố
Thắng cố được chế biến cũng khá đơn giản, nhưng để nấu được món ăn đặc sản này, mang chuẩn hương vị của người H”Mông thì cần phải có kinh nghiệm cũng như hiểu rõ về món ăn này.
Đầu tiên chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, cụ thể:
- Các phần thịt, nội tạng sẽ được mang đi rửa bóp với muối và chanh để làm sạch ở các phần ruột của ngựa, bò, heo
- Xương thì chặt thành từng khúc nhỏ
- Phần thịt và các nội tạng sẽ được mang đi luộc sơ qua rồi rửa lại bằng nước lã, sau đó thái nhỏ thành miếng vừa ăn rồi mang đi ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút để thấm.
Bước tiếp theo là chúng ta bắt đầu nấu thắng cố: đầu tiên chúng ta cần phải hầm xương thật lâu để lấy nước, trong thời gian hầm xương, chúng ta sẽ bắt chảo dầu lên cho nóng và phi thơm các loại gia vị như: hành củ, xả, ớt, lá chanh,…rồi cho các nguyên liệu: thịt, nội tạng đã được thái nhỏ vào chảo và xào đến khi săn lại, sau đó bạn cho nước hầm xương vào và tiếp tục nấu cho đến khi sôi.
Có thể bạn quan tâm: Cách nấu món nậm pịa chuẩn vị dân tộc Thái
Khi chảo sôi lên chúng ta tiếp tục đun tiếp với lửa nhỏ thêm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ nữa và nêm nếm lại lần cuối cho vừa ăn là được. Lưu ý trong lúc sôi cần phải hớt bỏ phần bọt nổi lên trên để nồi nước được trong hơn.
Sau nhiều giờ đồng hồ nấu và hầm thì chúng ta đã có ngay bát thắng cố thơm ngon, với hương vị đậm đà. Nhưng món ăn này sẽ ngon hơn khi bạn ăn lúc nóng và ăn kèm với các loại rau, cùng chén nước chấm thần thánh.
Cách làm nước chấm thắng cố “thần thánh”
Giống như ăn món lẩu ở dưới xuôi khi ăn đặc sản thắng cố cũng cần có chén nước chấm để tăng thêm độ đậm đà của món ăn. Và theo kinh nghiệm của người H’Mông thì để thưởng thức thắng cố ngon cần phải có chén nước chấm hợp vị.
Nước chấm dùng để ăn kèm với thắng cố chuẩn vị Tây Bắc sẽ được làm từ muối trắng hoặc bột canh giã nhuyễn với các gia vị như ớt, tỏi, bột quế và chanh. Khi giã nhuyễn và trộn đều lên vắt thêm tí chanh chúng ta sẽ có chén nước chấm thần thánh với hương vị mặn mặn, cay cay, tê tê ở đầu lưỡi.
Bên cạnh đó nếu bạn không quen với hương vị nước chấm truyền thống này thì có thể pha nước chấm bằng chút xì dầu hoặc nước mắm, thêm chút ớt tỏi vắt chút chanh ăn cũng độc đáo lắm đấy. Này mà ngồi thưởng thức dưới cái thời tiết se se lạnh bên nồi thắng cố nóng hỏi vừa thỏi vừa ăn, nhâm nhi thêm vài ly rượu nữa thì còn gì bằng đúng không nào.
Nguồn gốc món thắng cố
Thắng cố hay còn được gọi là thản cổ(có nghĩa là nồi canh, nồi nước thịt) – một món ăn đặc sản nổi tiếng của người H’Mông ở vùng núi Tây Bắc mang một hương vị rất riêng và độc đáo, mà bất kì du khách nào khi có dịp đến với vùng đất này đều được muốn thưởng thức một lần. Là món ăn đặc sản có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau đó du nhập vào các tỉnh ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Được biết món ăn này được ra đời từ hơn 200 năm về trước khi mà các đồng bào dân tộc H’Mông di chuyển về Bắc Hà cư trú. Nhưng khi trên đường đi họ rất đói và không có gì ăn, mà lúc này thì lại có rất nhiều ngựa, thế nên họ bèn mổ ngựa ra để lấy da của chúng làm chảo, còn thịt và lòng ngựa thì nấu lên để ăn. Nhờ vậy mà họ đã được sống xót qua chuyến đi đó, và món ăn thắng cố được xuất hiện từ đó, cũng là món ăn truyền thống riêng của người H’Mông.
Về sau thì món ăn này được phổ biến và có thêm món thắng cố từ bò và lợn.
Đặc sản thắng cố đã trở thành một món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc người H’Mông vùng núi Tây Bắc, vậy nên cách chế biến cũng mang một công thức rất đặc trưng, tạo nên hương vị đậm đà riêng biệt. Và cách chế biến món thắng cố như nào chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn rồi đúng không nào.
Hy vọng với cách làm thắng cố mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ trên bạn sẽ có thể tự nấu cho gia đình mình cùng thưởng thức khi quá nhớ món đặc sản này mà chưa có dịp đi Tây Bắc nhé. Còn nếu có dịp ghé Tây Bắc và đi qua các tỉnh như: Bắc Hà, Hà Giang, Lào Cai, Đồng Văn,… thì bạn có thể ghé đến các phiên chợ, quán ăn, nhà hàng ở đây để thưởng thức với giá chỉ từ 100.000vnd/phần.
Bình luận đang tắt.