Nấm ngọc cẩu là một loại thảo dược quý hiếm, thường được xuất hiện ở vùng núi đồi phía Tây Bắc, loại nấm này có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Nhất là khi ngâm với rượu, và cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu như thế nào thì ngay bây giờ cùng Đặc sản Tây Bắc tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung dưới đây nhé!.
Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu
Bước 1: Chọn nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô (tùy sở thích), rượu trắng nồng độ 40-45 độ và bình ngâm bằng thủy tinh.
Bước 2: Sơ chế nấm ngọc cẩu
Nếu là nấm tươi, bạn cần rửa sạch, cắt đôi hoặc thái lát để tăng diện tích tiếp xúc với rượu. Còn nếu bạn chọn dùng nấm khô, chỉ cần ngâm qua nước ấm để làm mềm nấm và rửa sạch bụi bẩn.
Bước 3: Ngâm rượu nấm ngọc cẩu
- Nếu nấm khô thì ngâm với tỉ lệ: 500gr nấm ngọc cửu khô tương đương 5l rượu + 200ml mật ong + khoảng 200gr nấm ngọc cửu tươi để tăng độ thẩm mỹ cho bình.
- Còn nếu ngâm bằng nấm ngọc cửu tươi thì ngâm với tỉ lệ 1kg nấm tương đương với 5l rượu và 200lm mật ong.
Với cách ngâm là cho nấm vào bình trước rồi từ từ rót rượu vào.
Bước 4: Đậy nắp thật kín và để trong thời gian ít nhất khoảng 3 tháng, với điều kiện bảo quản nơi thoáng mát.
Click để có ngay: Chi tiết về cách ngâm rượu ba kích.

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu – Ảnh từ Đặc sản Tây Bắc
Sau khi ngâm xong rượu lan tỏa ra một mùi thơm đặc trưng của nấm ngọc cẩu, có vị chua ngọt nhẹ.
Cách sử dụng rượu nấm ngọc cẩu
Rượu nấm ngọc cẩu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: bồi bổ sức khỏe, làm giảm nhức mỏi chân tay, đau lưng, cải thiện làn da sạm nám, làm sáng da hay tăng cường sinh lý,…còn vô vàn lợi ích khác.
Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng rượu nấm ngọc cẩu hay các nước uống làm từ nấm ngọc cẩu, tránh trường hợp không đạt được lợi ích mong muốn mà lại rước họa vào thân. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 ly rượu nấm ngọc cẩu mỗi ngày sau bữa ăn là tốt nhất.

Cách sử dụng rượu nấm ngọc cẩu – Ảnh từ Lê Quang Quyền
Lưu ý khi sử dụng rượu nấm ngọc cẩu
- Không nên quá lạm dụng rượu tránh trường hợp rượu phản tác dụng.
- không sử dụng cho người bị ung thư, cao huyết áp hoặc đang sử dụng thuốc tây, suy tim, xạ trị.
- Đặc biệt không kết hợp với bất kỳ loại tây nào khác.
- Bạn cần sử dụng đúng cách để có hiệu quả tích cực.
Bạn có muốn hiểu rõ hơn về nấm ngọc cẩu?
Nấm ngọc cẩu (tảo hương) được mọc trong rừng có nhiệt độ ẩm thấp hay sinh trưởng trên những thân cây, gỗ lớn. Là một loại cây mọc thành từng đám, có ngoại hình giống như một cây nấm. Nấm ngọc cẩu có 2 loại phổ biến:
- Nấm ngọc cẩu đực: có dạng hình chóp với chiều dài từ (9-16cm) bên ngoài nấm trơn, nhẵn không bị sần sùi. Loại nấm ngọc cẩu đực sở hữu một mùi hương rất thơm, nên thường xuyên được sử dụng làm các loại dược liệu trong các thang thuốc quý hiếm, hay sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên củ của nấm ngọc cẩu đực nhiều sơ hơn so với củ nấm ngọc cẩu cái, nấm có màu đỏ hoặc nâu vô cùng đẹp mắt.
- Nấm ngọc cẩu cái: sở hữu một hình dáng giống trái bắp, nhỏ hơn nấm ngọc cẩu đực. Đặc biệt phần củ của nấm cái thường non, ít sơ và không có mùi thơm bằng nấm ngọc cẩu đực.

Hình dáng nấm ngọc cẩu – Ảnh từ Huế Trần
Trên đây là chi tiết về cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ với bạn. Hy vọng với các bước ngâm rượu nấm ngọc cẩu trên sẽ giúp cho quá trình ngâm của bạn sẽ đơn giản và nhanh chóng có được bình rượu ngon, chuẩn vị.