Chi tiết về cách ngâm rượu ba kích từ A-Z

Cách ngâm rượu ba kích - Ảnh từ Chuyên Đồ Ngâm Rượu

Rượu ba kích, một loại rượu đặc sản quý ở vùng núi Tây Bắc, được rất nhiều cánh đàn ông yêu thích và quan tâm. Với đa dạng cách ngâm, NHƯNG cách ngâm rượu ba kích nào mới có thể giữ đúng hương vị đặc trưng truyền thống của loại rượu này. Cùng Đặc sản Tây Bắc bỏ túi ngay cách ngâm rượu ba kích chuẩn công thức truyền thống chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Cách ngâm rượu ba kích

Rượu ba kích được mệnh danh là một loại dược liệu quý hiếm trong y học cổ truyền chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy để tạo nên một bình rượu ba kích đảm bảo chất lượng, chúng tôi luôn đề cao việc chọn lọc củ ba kích và cách ngâm rượu theo công thức truyền thống:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rượu trắng nồng độ từ: 40 – 50 độ
  • Củ ba kích tươi hoặc khô (tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người)
  • Bình thủy tinh
  • Dao để cạo vỏ, cắt lõi

Bước 2: Sơ chế củ ba kích

Rửa sạch bụi bẩn của củ ba kích. Sau đó dùng dao cạo bỏ lớp vỏ ngoài của củ, cẩn thận tránh cạo sâu vào phần thịt, vì sẽ làm mất đi hương vị và màu vàng đặc trưng của củ ba kích.

>>>Có thể bạn quan tâm: Cách ngâm rượu táo mèo chuẩn vị Tây Bắc.

Sơ chế củ ba kích - Ảnh từ Phan Nga

Sơ chế củ ba kích – Ảnh từ Phan Nga

Bước 3: Cắt lõi và thái nhỏ củ ba kích

Dùng dao để cắt lõi củ ba kích, vì phần lõi này có vị đắng và không tốt cho sức khỏe (lõi có màu vàng).

Chỉ giữ lại phần thịt củ có màu tím, sau đó thái nhỏ củ ba kích khoảng 1-2cm. Việc thái nhỏ củ ba kích sẽ giúp ích cho rượu ngấm nhanh hơn, dễ lan tỏa những dưỡng chất tốt có trong củ ba kích.

Bước 4: Ngâm rượu ba kích

Cho củ ba kích đã thái nhỏ vào bình, đổ rượu vào theo tỷ lệ cứ 1kg ba kích tươi sẽ cho 5 lít rượu. Bạn hoàn toàn có thể ngâm theo tỷ lệ yêu thích của bạn, nhưng không nên quá ít hoặc quá nhiều củ ba kích so với rượu. Để có bình rượu ngon chất lượng, đạt hiệu quả cao đến tay khách hàng, rượu ba kích phải được ngâm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Bước 5: Cách bảo quản

Sau khi làm xong 4 bước trên bạn phải đậy kín lắp bình và để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.

Nếu có thời gian, thỉnh thoảng bạn nên lắc nhẹ bình rượu để rượu có một màu vàng đều, giúp cho hương vị đậm đà hơn.

Cách sử dụng rượu ba kích 

Cách sử dụng rượu ba kích không khó, chỉ cần nắm rõ đặc tính của nó và sử dụng đúng cách thì rượu ba kích sẽ giúp ích cho vấn đề cải thiện sức khỏe. Tốt nhất thì chỉ nên uống khoảng 30m/ngày, mỗi ngày sử dụng khoảng 2 lần và đặc biệt chỉ sử dụng sau khi đã ăn no.

Cách sử dụng rượu ba kích - Ảnh từ Nguyễn Phúc Lộc

Cách sử dụng rượu ba kích – Ảnh từ Nguyễn Phúc Lộc

Lưu ý khi sử dụng rượu ba kích

Rượu ba kích có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như: tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, tăng sức đề kháng,… Tuy nhiên bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần phải sử dụng một cách hợp lý để tránh trường hợp rượu phản tác dụng.

  • Không nên quá lạm dụng rượu, chỉ nên uống theo liều lượng mỗi ngày, như vậy rượu ba kích sẽ phát huy tốt công dụng.
  • Không nên sử dụng cho người huyết áp thấp, bởi ba kích là một vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp. Nếu muốn dùng phải có chỉ định của bác sĩ tránh trường hợp bị hạ huyết áp.
  • Không sử dụng cho người mang thai, đang cho con bú và trẻ em.

Click để biết thêm về: Cách làm măng chua Tây Bắc.

Hiểu rõ hơn về củ ba kích

Ba kích hay còn được gọi là: cây ruột già, ba kích thiên nhiên, chiểu phóng xì,… thường được mọc tại vùng núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái… Là loài cây phải trồng 3 năm mới có thể thu hoạch.

Nguyên rễ củ ba kích tươi - Ảnh từ Trần T.Diệp Linhh

Nguyên rễ củ ba kích tươi – Ảnh từ Trần T.Diệp Linhh

Đây là một loại cây thuộc thân dây leo, khi ba kích còn non thân có màu tím, đặc biệt lá ba kích chia thành từng nhánh ngắn, lá có phần cứng và có màu xanh lục. Bộ phận chủ yếu để làm thuốc, làm rượu là rễ ba kích.

Củ ba kích tím - Ảnh từ Hang Tran

Củ ba kích tím – Ảnh từ Hang Tran

Củ ba kích được chia làm 2 loại: 1 loại màu tím và 1 loại màu vàng trắng. Và được chia làm 2 dạng là ba kích rừng và ba kích tự trồng:

  • Ba kích rừng: loại một ba kích chiếm tới 30-40% và được nhiều người mua để sử dụng làm rượu, làm thuốc trị bệnh. Ba kích rừng mang một hình dáng sần sùi, xấu xí, có nhiều chỗ bị hốc và bị lõm thịt, do củ ba kích nằm sâu dưới đất đá nên không tránh được việc đó sảy ra. Tuy nhiên loại ba kích rừng có kích thước nhỏ hơn so với ba kích trồng.
  • Ba kích trồng: có ngoại hình to tròn đẹp mắt, đặc biệt ba kích trồng không bị hốc hay bị lõm phần thịt của củ. Thay vào đó củ ba kích trồng có phần mịn hơn do được tưới nước và chăm sóc thường xuyên.

 

Trên đây là tất cả chi tiết từ A-Z về cách ngâm rượu ba kíchĐặc sản Tây Bắc muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc làm rượu ba kích và cách sử dụng rượu tốt nhất.

Chia sẻ:

Trả lời

Số điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận đang tắt.

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Kinh nghiệm đi đèo Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những lưu ý và kinh nghiệm đi đèo Tây Bắc
Cung đường đẹp ở Tây Bắc - Ảnh từ Sói
Chinh phục ngay top 5 cung đường đẹp ở Tây Bắc
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc - Khám phá những cung đường huyền thoại - Ảnh từ Nguyễn Khánh Hoàng Anh
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc: Khám phá những cung đường huyền thoại
Thác Cát Cát - Ảnh sưu tầm
Thác Cát Cát - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiên cảnh chảy qua Bản Cát Cát
Thác Tú Sơn: Khám phá vẻ đẹp hoang sơ giữa đại ngàn - Ảnh từ Son Truong
Thác Tú Sơn - Khám phá vẻ đẹp hoang sơ giữa đại ngàn
Bản Tả Van: Khám phá bản làng đầy thơ mộng - Ảnh từ Nguyễn Minh Đức
Bản Tả Van: Khám phá bản làng đầy thơ mộng

Danh mục