Cách làm bánh chưng đen đặc sản Tây Bắc

Cách làm bánh chưng đen Tây Bắc - Ảnh từ EN TV

Bánh chưng đen – một đặc sản không thể thiếu vào những ngày Tết cổ truyền của người đồng bào vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là dân độc Tày và Thái,… . Là loại bánh được tạo nên từ những nguyên liệu như: nếp nương, thịt lợn bản, đậu xanh, lá dong và lạc buộc. Với cách chế biến rất tỉ mỉ, và để hiểu rõ hơn về món bánh đặc sản này thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiêu chi tiết về cách làm bánh chưng đen trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc bánh chưng đen

Bánh chưng đen hay còn được gọi là bánh chưng gù đen, là một món bánh đặc sản của huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn, Tây Bắc. Loại bánh được biết đến từ xứ Lạng và có tên gọi thân quen là bánh “hạ hỏa”, và hay được mọi người gọi vui là bánh “chọn vợ”. Bởi người dân ở Bắc Sơn thường lấy vợ đều chọn những cô gái biết làm những chiếc bánh chưng đen, tròn trịa này. Và vì người Tày họ có quan niệm về phụ nữ là “ai không làm được bánh chưng đen thì sẽ không lấy được chồng”, nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ nơi đây.

Bánh chưng đen của người dân tộc Tày có nguồn gốc từ xứ Lạng - Ảnh từ Thai Lạng Sơn

Bánh chưng đen của người dân tộc Tày có nguồn gốc từ xứ Lạng – Ảnh từ Thai Lạng Sơn

Được biết bánh chưng đen là một đặc sản không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền, lễ hội, của dân tộc Tày, bánh có hình dạng hình trụ, dài hoặc hình lưng gù. Loại bánh không chỉ có hương vị đặc sắc mà nó còn mang nhiều ý nghĩa về nền văn hóa, lịch sự và sự tín ngưỡng của người Tày. Thể hiện sự thành kính của đồng bào đến tổ tiên cùng sự gắn kết giữa núi rừng và đất trời.

Bánh chưng đen là một loại bánh có màu đen ở lớp ngoài và có nhân đậu xanh với thịt lợn bên trong, bánh được gói với lớp vỏ ngoài là lá dong. Sau đó được mang đi nấu/hấp trong khoảng 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Và cụ thể về cách làm bánh chưng đen này như nào thì chúng ta cùng đi tiếp bài viết nhé.

Cách làm bánh chưng đen

Nguyên liệu

  • Gạo nếp cum: loại gạo được cắt từ bông lúa về sau đó phơi khô, tuốt và xay thành gạo khi cần làm bánh chưng chứ không sử dụng các loại gạo đã xay sẵn. (Khoảng 2kg).
  • Thịt lợn: Chọn phần thịt nạc vai nhưng cũng cần phải có chút mỡ, để bánh không bị quá khô và tạo được vị béo ngậy khi ăn. (Khoảng 300 – 500g).
  • Đậu xanh: 500g đậu đã được bóc vỏ
  • Lá dong: Chọn những lá to, có tàu lá đẹp và đều nhau, không nên chọn loại lá dong dầu vì dầu của lá thấm vào bánh khi nấu sẽ không ngon.(Khoảng 40 đến 50 lá).
  • Lạc tre để gói bánh
  • Cùng các gia vị như: Tiêu, muối, mì chính, dầu ăn, hành khô,…

Cách gói bánh chưng đen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm gạo nếp cum trong nước khoảng 6-8 tiếng, mục đích là để gạo nở và mềm. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Tạo màu cho bánh chưng đen: Để tạo màu cho bánh, người Tày thường lấy cây muối hoặc cây núc nắc cắt bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi khô, rồi mang đi đốt lấy than, sau đó giã nhuyễn rồi sàng lọc loại bỏ đi tạp chất để lấy bột mịn.
  • Trộn bột than vừa mới lọc với gạo nếp đã ráo nước, trộn đến khi gạo quyện chặt với bột thành màu đen nhánh, sau đó sàn lại lần nữa cho đỡ bị cặn.
Trộn bột than cây muối với gạo nếp cum - Ảnh từ Thai Lạng Sơn

Trộn bột than cây muối với gạo nếp cum – Ảnh từ Thai Lạng Sơn

  • Ngâm đậu xanh với nước lạnh khoảng 2-3 tiếng, sau đó vớt ra và để ráo nước. Rồi mang đi luộc/hấp đậu xanh cho mềm hạt khoảng 10 – 20 phút, sau đó vớt ra để nguội rồi nghiền đậu xanh cho mịn, nêm nếm gia vị: muối, hành khô, tiêu, dầu ăn và trộn đều hỗn hợp lại.
  • Thịt lợn sau khi mua về rửa sạch và cắt miếng vừa ăn, vừa để gói nhân bánh. Rồi mang tẩm ướp gia vị.
  • Ngâm lá dong trong nước khoảng 10 đến 15 phút để rửa sạch cũng như cho lá mềm dễ gói hơn, sau đó vớt ra để ráo nước và dùng khăn lau khô.

Bước 2: Gói bánh chưng đen

Những chiếc bánh chưng đen của người Tày thường có độ dài khoảng 30cm và có đường kính khoảng 6cm – 7cm và được buộc chặt bởi những sợi lạt.

  • Đặt 2 – 3 lá dong ở phía dưới mặt phẳng theo chiều dọc, sau đó lấy một chén gạo nếp rải lên rồi lấy tay trải trải cho bằng bằng, sau đó cho nhân đậu xanh và thịt lợn lên trên. Tiếp đến rải 1 chén gạo nếp lên, vuốt tay căn chỉnh cho đều, sao cho không bị lộ nhân ra ngoài. Rồi gập các đầu lá dong lại và gói chỉnh thành hình sau đó dùng lạc buộc lại.
Lau lá dong cho sạch để gói bánh - Ảnh từ Thai Lạng Sơn

Lau lá dong cho sạch để gói bánh – Ảnh từ Thai Lạng Sơn

Buộc lạt cho bánh Ảnh từ EN TV

Buộc lạt cho bánh Ảnh từ EN TV

  • Cứ như thế gói đến khi hết nguyên liệu.

Bước 3: Luộc/hấp bánh chưng đen

Sau khi đã gói xong rồi thì chúng ta sẽ bỏ bánh chưng vào nồi/xoong lớn, đổ đầy nước và bắt lên bếp để nấu trong khoảng 10-12 tiếng. Lưu ý trong quá trình nấu cần phải châm cuổi và chiêm nước thường xuyên để tránh bị trường hợp thiếu lửa dẫn đến bánh sống, hoặc khô nước sẽ làm bánh bị cháy.

Nấu bánh chưng đen trên bếp củi - Ảnh từ EN TV

Nấu bánh chưng đen trên bếp củi – Ảnh từ EN TV

>>>Có thể bạn quan tâm:

Cách làm bánh trứng kiến Cao Bằng.

Cách làm lạp sườn gác bếp chuẩn vị Tây Bắc.

Bước 4: Thưởng thức bánh chưng đen

Sau khi đã nấu chín bánh thì vớt ra để nguội và thưởng thức thôi, khi thưởng thức chúng ta cắt hết dây gói bánh và bóc phần lá dong ra và ăn thôi. Bạn cũng có thể dùng sợi lạt để cắt bánh thành từng khoanh để lúc ăn được hấp dẫn hơn.

Bánh chưng đen khi chín có màu đen bóng, có mùi thơm của cây muối hòa cùng độ dẻo của hạt gạp nếp cum, cùng các vị mặn mặn, béo béo,…của các nguyên liệu tạo thành.

 

Đó là chi tiết về cách làm bánh chưng đen chuẩn vị người Tày ở Tây Bắc mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với cách làm này sẽ giúp bạn có thể tự làm khi quá nhớ hương vị của món bánh đặc sản này mà chưa có dịp ghé Tây Bắc.

Hoặc nếu có dịp ghé Tây Bắc thì đừng quên ghé tại các phiên chợ ở các huyện, đặc biệt là ở Lạng Sơn để mua về thưởng thức bạn nhé. Bánh chưng đen có thể bảo quản được khaonrg 1-2 tuần nên bạn có thể tự làm hoặc mua về và bỏ tủ lạnh  để ăn dần cũng được nè.

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục