Cách làm lạp xưởng gác bếp chuẩn vị Tây Bắc

Cách làm lạp xưởng gác bếp chuẩn vị Tây Bắc - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Có phải bạn đang tìm kiếm cách làm lạp xưởng gác bếp chuẩn vị vùng núi Tây Bắc để có thể tự làm tại nhà?. Thế thì bài viết này rất hữu ích đối với bạn đấy. Cùng tham khảo ngay nhé!

Cách làm lạp xưởng gác bếp

Nguyên liệu

  • Lòng non đã được làm sạch(thường thì 1kg thịt nhồi sẽ tốn khoảng 200gr ruột lợn)
  • Thịt ba chỉ lợn đen băm nhỏ + sườn sụn non( chọn thịt từ những chú lợn đen được nuôi hoàn toàn tự nhiên để thịt được thơm, không bị chảy nước và chuẩn vị hơn).
  • Cùng các loại gia vị như: mắc khén, hạt dổi, muối, hạt tiêu, tỏi, thảo quả, ớt, rượu trắng và mật ong.
  • Dây để buộc lạp xưởng.
Thịt lợn đen băm nhỏ - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Thịt lợn đen băm nhỏ – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Ruột non - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Ruột non – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Cách làm

Bước 1: Chúng ta sẽ tẩm ướp theo công thức chuẩn truyền thống sau trong khoảng 3 giờ đồng hồ: 1kg thịt ba chỉ lợn đen băm nhỏ + 200 – 500gr tỏi băm + 500gr sườn sụn non xay nhỏ + 1 muổng cà phê mắc khén + 1 muổng cà phê bột ớt hoặc ớt băm nhuyễn + 1 muổng cà phê muối + 1/2 muổng cà phê bột quế + 1/2 muổng cà phê hạt dổi + 2 muổng cà phê thảo quả + 2 muổng cà phê  tiêu + 1 bát rượu trắng nhỏ + 2 đến 3 muổng cà phê mật ong.

>>>Là một người đam mê các món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc thì đừng bỏ qua:

Cách làm món nộm da trâu

cách làm măng chua Tây Bắc bạn nhé!

Cho tất cả nguyên liệu, gia vị vào và trộn đều lên - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Cho tất cả nguyên liệu, gia vị vào và trộn đều lên – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Bước 2: Nhồi tất cả hỗn hợp thịt vừa tẩm ướp vào lòng non lợn đen, sau đó dùng dây buộc chặt chia thành các đoạn ngắn với độ dài khoảnh 20cm.

Nhào hỗn hợp thịt vào lòng non - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Nhào hỗn hợp thịt vào lòng non – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Bước 3: Sau khi đã hoàn thành ở bước 2 rồi thì chúng ta sẽ mang đi gác bếp hun khói 1 ngày, và mang đi phơi nắng(lưu ý dưới ánh nắng vừa phải không được gắt quá)với thời gian từ 3 đến 5 ngày. Và sau đó sẽ mang đi treo gác bếp để hun khói đến khi chín cứng.

Mang lạp xưởng đi phơi nắng khoảng 3 5 ngày - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Mang lạp xưởng đi phơi nắng khoảng 3 5 ngày – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Sau đó mang lạp xưởng đi gác bếp lần nữa - Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Sau đó mang lạp xưởng đi gác bếp lần nữa – Ảnh từ TÂY BẮC TUBE

Người dân Tây Bắc xưa nay bảo quan lạp xưởng bằng cách treo trên bếp để ăn dần. Hoặc ngày nay phát triển hơn thì sẽ được hút chân không và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để sử dụng dần trong vòng từ 3 – 6 tháng.

Lưu ý khi làm lạp xưởng gác bếp: Nên làm lạp xưởng vào khoảng thời tiết thu đông hoặc vào mùa đông, hạn chế làm vào mùa hè, bởi mùa hè nhiệt độ và độ ẩm không khí cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của lạp xưởng và dễ có sự xuất hiện của các vi khuẩn làm gây hại đến kết quả lạp xưởng, dễ bị mốc, không chất lượng.

Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng gác bếp – một món ăn đặc sản truyền thống mang đậm hương vị của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc. Được làm từ nguyên liệu chính là thịt ba chỉ lợn đen băm nhỏ (hoặc có thể làm từ sườn sụn của lợn + thịt hoặc dùng thịt bò, thịt vịt). Sau đó tẩm ướp gia vị rồi cho vào trong ruột non của lợn, mang đi gác bếp hoặc phơi nắng.

Được biết đây là món ăn có nguồn gốc từ xứ Trung Quốc vào những năm 589 thời kỳ trước công nguyên. Trong tiếng Trung lạp xưởng được phiên âm là “lap yue”, từ lap được xuất phát từ “chap” có nghĩa tháng chạp và “Lap Cheong” được hiểu là ruột nhồi. Sau đó thì dần du nhập sang nền ẩm thực phía Bắc của Việt Nam, từ đó trở thành món ăn được khá nhiều người ưa chuộng.

Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp - Ảnh từ Cô Giáo Vùng Cao

Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp – Ảnh từ Cô Giáo Vùng Cao

Hương vị của lạp xưởng rất hấp dẫn, từ màu sắc đến độ bùi ngậy của thịt, xen lẫn chút vị chua nhẹ do được lên men tự nhiên và tất cả những hương vị từ những gia vị được tẩm ướp như hạt dổi, mắc khén, thảo quả, quế, tỏi,… hòa quyện lại với nhau tạo nên một món ăn rất “cuốn”. Thế nên hiện nay cách làm món lạp xưởng gác bếp này đang được mọi người khá là quan tâm.

Các món ăn ngon từ lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng Tây Bắc là một món đặc sản có thể chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn như: lạp xưởng nướng, lạp xưởng chiên chấm tương ớt, hay lạp xưởng thái nhỏ xào với rau cải,…tất cả món ăn đều sẽ mang lại cho chúng ta những hương vị rất riêng và hấp dẫn từ lạp xưởng.

 

Đó là cách làm lạp xưởng gác bếp chuẩn hương vị Tây Bắc mà Đặc sản Tây Bắc chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về lạp xưởng – một đặc sản nổi tiếng ở Tây Bắc, mà bạn có thể thêm vào danh sách menu từ làm các món ăn cho gia đình mình.

Chia sẻ:

Sản phẩm mới

Bài viết mới

Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Hình ảnh các cô gái Thái Tây Bắc Việt Nam
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc - Ảnh sưu tầm
Những nghi lễ đặc sắc của người H'Mông ở Tây Bắc
Kinh nghiệm mua đặc sản chính gốc - Ảnh từ Hoa Ngô
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc chính gốc không bị "hớ"
Cách nhận biết mắc khén thật - Ảnh từ Thơm Cao
Cách nhận biết mắc khén thật – Gia vị huyền thoại của Tây Bắc
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao Ảnh từ Khue Huy Do
Những món ăn đường phố đặc sắc của chợ phiên vùng cao
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu - Ảnh từ Trịnh Thanh Tùng
Rượu ngô Bắc Hà và những câu chuyện thú vị đằng sau ly rượu

Danh mục