Cốm là món ăn gì? Hương vị ra sao? Cách làm cốm như thế nào?… Nếu bạn cũng đang tò mò về cốm, thì ngay bây giờ mời bạn cùng Đặc sản Tây Bắc khám phá và tìm hiểu cốm làm được những món gì? và chi tiết về cách làm các món ngon từ cốm ở bài viết dưới đây nhé!
Các món ăn ngon từ cốm và chi tiết về cách làm
Cốm làm được những món gì? Cốm làm được vô vàn các món ăn ngon nổi tiếng, và được rất nhiều người biết đến. Điển hình như các món ăn sau đây:
1. Chả cốm
Nguyên liệu để làm món chả cốm gồm:
- 200g cốm khô hoặc cốm tươi.
- 300g thịt nạc vai xay
- 300g giò sống
- 1 thìa nước nắm
- 1 thìa đường, hạt nêm
- Hạt tiêu
Lưu ý: Tất cả các loại gia vị trên bạn có thể cân nhắc thêm hoặc bớt để phù hợp với khẩu vị của từng người.
Cách làm chả cốm
Bước 1: Bạn rửa cốm từ 3-4 lần nước, và ngâm cốm với nước ấm trong 5 phút. Sau khi ngâm xong bạn vớt cốm ra để khô.
Bước 2: Bạn cho toàn bộ phần thịt nạc vai và giò sống trộn đều với các loại gia vị. Sau đó bạn mix đều thịt và cốm lại với nhau, để trong khoảng thời gian từ 10-15 phút.
Bước 3: Sau khi ngâm xong bạn nặn chả cốm thành từng hình tròn rồi ấn dẹt xuống.
Bước 4: Hấp chả, trước khi đem hấp bạn nên lấy thìa miết đều cho mặt chả đỡ sần sùi nha. Việc này sẽ giúp cho miếng chả của bạn đẹp và bắt mắt hơn. Sau đó bạn hấp cách thủy chả trong 15 phút.
Cách nhận biết chả đã chín là bạn cắm que tăm vào chả, nếu không thấy dính là chả đã chín.
Bước 5: Chiên chả ngập dầu nóng đến khi hai mặt cả vàng rụm là xong.
Sau khi làm xong chả có một mùi thơm đặc trưng của cốm và phần thịt. Bên ngoài chả vàng ươm, bên trong chả thơm mềm. Đặc biệt chả cốm có thể ăn chung với cơm, bún,..đều rất ngon.

Chả cốm – Ảnh từ giadinhgiocha
2. Cốm dẹp trộn dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 350g cơm dừa
- 250g cốm tươi
- 2 muỗng đường và 1 muỗng muối
- 1 chiếc tô to để trộn hỗn hợp
- Nước dừa hoặc nước cốt dừa tùy thích
Cách làm cốm dẹp trộn dừa
Bước 1: Bạn lấy hai phần hỗn hợp đường và muối khuấy đều với 150ml nước lọc.
Bước 2: Bạn cho toàn bộ phần cơm dừa và phần cốm vào chiếc tô đã chuẩn bị, trộn đều tay đến khi cốm và dừa hòa quyện lại với nhau. Sau đó bạn đổ từ từ phần nước đường và muối vào hỗn hợp cốm với dừa, trộn đều tay và để trong 10 phút. Đến khi hỗn hợp này ngấm lại là có thể thưởng thức được.
Khi ăn cốm dẹp trộn dừa có vị thơm, ngọt dẻo của cốm và dừa, kết hợp chung với một ly trà thì còn gì bằng.
3. Xôi cốm hạt sen
Cốm làm được những món gì?, thêm một món ăn nữa từ cốm không chỉ ngon mà nó còn nổi tiếng nhất nhì ở mùa thu Hà Nội mà bạn có thể tham khảo là món “xôi cốm hạt sen”.
Nguyên liệu để làm món xôi cốm hạt sen bao gồm:
- 800g cốm tươi hoặc khô
- 500g hạt sen
- 200g đỗ (đậu xanh)
- 160ml nước cốt dừa
- Dừa bào và lá dứa thơm.
Và đây là các bước làm xôi cốm hạt sen:
Bước 1: Bạn ngâm đỗ với nước trong 3 tiếng, còn phần hạt sen bạn rửa sạch, lấy phần tâm của sen ra. Hấp chín hạt sen và đỗ trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.
Bước 2: Bạn nghiền nhỏ đỗ cùng 2 thìa đường. Sau đó lấy 160ml cốt dừa, 2 nhánh lá dứa thơm, 2 thìa đường và 1 chút muối cho vào nồi nóng đảo đầu đến khi toàn bộ hỗn hợp tan ra.
Bước 3: Bạn cho đỗ và cốm chung, bóp đều tay đến khi hai hỗn hợp hòa quyện lại. Sau đó bạn cho toàn bộ phần dừa bào và phần hạt sen vào hỗn hợp trên, trộn chung với 6-7 thìa nước cốt dừa.
Bước 4: Cuối cùng bạn cho hỗn hợp vào xửng (nồi hấp) trong 2 lần từ 5-10 phút.
Bước 5: Thành phẩm xôi cốm hạt sen sau khi hấp xong có mùi thơm của cốm, mùi thơm của nước cốt dừa. Khi ăn xôi dẻo mềm, tạo nên một hương vị khó quên.
Bạn có muốn tìm hiểu thêm về: Cách nấu xôi ngũ sắc?.

Xôi cốm hạt sen – Ảnh từ lyhealthy
4. Cốm xào
Để làm nên món cốm xào bạn cần chuẩn bị 250g cốm tươi, 180g nước dừa và 60g đường tương ứng với 3 thì canh. Trộn đều ba hỗn hợp này lại, để trong 30 phút. Sau đó xào trên chảo nóng với 40g dầu ăn, bạn xào đến khi hạt cốm thơm mềm, dẻo. Khi xào xong bạn có thể rắc hoặc trộn chung với dừa bào sợi để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
5. Bánh cốm đậu xanh
Bánh cốm đậu xanh là một loại bánh đặc sản được rất nhiều người yêu thích. Món bánh này là sự kết hợp hài hòa giữa cốm tươi và đậu xanh để tạo nên một hương vị thơm, ngon khó cưỡng.
Nguyên liệu để làm nên món bánh cốm đậu xanh bao gồm:
- 500g cốm
- Nước cốt lá nếp
- 200g đỗ xanh
- 2 lọ vali
- 70g đường trắng
- Dừa nạo sợi.
Cách làm bánh cốm đậu xanh
Bước 1: Đầu tiên bạn cần ngâm đỗ (đậu xanh) với nước trắng và ngâm cốm với nước lá nếp để tạo nên một thành phẩm màu xanh đẹp mắt.
Bước 2: Xay toàn bộ phần đậu xanh nhuyễn ra, rồi sên trên bếp lửa với đường và dừa bào đến khi hỗn hợp chín hòa quyện lại với nhau.
Bước 3: Xay phần cốm với đường (bước này sẽ giúp bánh cốm sánh mịn và dẻo hơn). Sau đó bạn sên cốm trên chảo nóng từ 35-45 phút.
Bước 4: Gói hai hỗn hợp trên với túi bóng kính hoặc màng bọc thực phẩm, là có thể thưởng thức được.
Lưu ý: Nếu làm phần vỏ bánh từ 100% cốm tươi thì thành phẩm làm ra rất dẻo, đối với những bạn thích ăn bánh hơi cứng như ngoài thị trường thì bạn nên thêm một chút bột tẻ vào cốm khi mới xay xong.

Bánh cốm đậu xanh – Ảnh từ comphoxuatngot
6. Trứng chiên cốm xanh
Trứng chiên cốm là một món ăn ngon được làm từ cốm, thường được ăn chung với cơm trắng hay bún,… Nguyên liệu để làm nên món ăn này cũng vô cùng đơn giản gồm: trứng, cốm tươi hoặc cốm (đông lạnh), thịt lợn xay (băm), hành lá, nước mắm và các loại gia vị khác. Đầu tiên bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, rồi chiên từng phần trên chảo dầu nóng đến khi vàng đều hai mặt là có thể thưởng thức được.
7. Bánh chưng cốm dẻo
Bánh chưng cốm thường được mọi người biết đến là một loại bánh chưng đặc biệt khác hẳn với các loại bánh chưng truyền thống. Bánh chưng cốm dẻo mang một hương vị thơm đặc trưng của cốm, kết hợp chung cùng các loại nguyên liệu phổ biến để làm nên miếng bánh chưng hoàn chỉnh.
Nguyên liệu bao gồm: Cốm và gạo nếp để làm lớp vỏ ngoài của bánh. Nhân bánh được chia làm 2 loại, nhân mặn hoặc nhân ngọt.
Nhân ngọt thường được làm từ đậu xanh nấu giống chè kho nhưng vẫn có thịt bên trong. Còn đối với nhân mặn gồm: Thịt ba chỉ được tẩm ướp gia vị sẵn, đậu xanh, hạt tiêu. Khi gói bánh mọi người thường gói theo cách truyền thống như gói bánh chưng, rồi luộc trong 8-10 tiếng. Khi b0ánh chín vớt ra để giáo nước là có thể thưởng thức được.
Lưu ý: Bánh để được trong không gian mát 3-5 ngày và để được trong tủ mát từ 6-10 ngày.

Bánh chưng cốm dẻo – Ảnh từ comphoxuahanoi
8.Chè hạt sen cốm dẻo
Nguyên liệu làm nên món chè hạt sen cốm dẻo gồm:
- 200g hạt sen
- 1g muối
- 250g đường phèn
- 120g cốm khô hoặc tươi đều đươc
- 80g bột năng
- 120ml nước lọc.
Cách nấu chè hạt sen cốm dẻo
Bước 1: Ngâm hạt sen với nước trong 3 tiếng. Sau đó bạn đun 1 lít nước, để sôi được 15 phút bạn cho thêm đường và muối vào nấu với lửa nhỏ từ 3-4 phút rồi tắt bếp.
Bước 2: Rửa cốm sạch và để ráo nước, sau đó bạn pha nước cốt lá nếp chung với bột năng để tạo nên một hỗn hợp màu xanh đẹp mắt mà không phải dùng đến màu thực phẩm.
Bước 3: Công đoạn vào bột vô cùng quan trọng, bạn cần đổ từ từ bột năng vào hỗn hợp hạt sen vừa làm, sau đó khuấy đều tay theo một chiều. Lúc này cần giảm nhỏ lửa để tránh trường hợp chè bị tạo bọt khí. Sau khi khuấy xong bạn cho phần cốm vào và khuấy tiếp đến khi hỗn hợp hòa quyện lại. Tuy nhiên bạn không nên khuấy quá nhiều vì chè sẽ bị vữa.
Bước 4: Khi hoàn thành xong món chè hạt sen cốm dẻo bạn nên rắc vài sợi dừa bào và một chút nước cốt dừa để món chè trở nên thơm ngon, bắt mắt hơn.
9. Sữa chua cốm
Nguyên liệu gồm:
- 1,2 lít nước lọc
- 70g bột năng
- 200g đường
- 200g cốm non
Đầu tiên bạn cần rửa sạch cốm, và pha bột năng với 1 xíu nước. Sau đó bạn đun sôi 1,2 lít nước rồi bạn cho đường và cho từ từ bột năng vào khuấy đều tay theo một chiều tránh để bột năng bị vón cục. Cuối cùng bạn cho cốm vào, khuấy đều tay đun sôi trong 2 phút, sau đó tắt bếp để cốm từ từ nở ra. Cốm sau khi nở ra để nguội, bạn cho vào hũ theo tỷ lệ 1/1 với một lớp cốm bạn cho 1 lớp sữa chua.
Thành phẩm tạo thành rất bắt mắt với hai màu xanh, trắng. Khi ăn tạo cảm giác mát, dẻo và thơm, đặc biệt bạn có thể bảo quản sữa chua cốm trong ngăn mát tủ lạnh.

Sữa chua cốm non – Ảnh từ bexiuxinchao00
10. Bánh trung thu nướng nhân cốm
“Bánh trung thu nướng nhân cốm” cũng là một trong top các list danh sách các món ngon từ cốm khá nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo về cách làm. Và sau đây là cách làm và nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh trung thu nhân cốm thơm dẻo tuyệt vời.
Lấy 60g dừa tươi và 50-60g đường, ướp trong 30 phút đến khi dừa chuyển trong. Sau đó dùng 300g cốm tươi, 100g nước cốt dừa, 90g nước lá dứa, 20g dầu ăn và dừa đã được ướp, trộn đều các nguyên liệu trên để trong 15 phút. Sau đó bạn xào hỗn hợp lên với lửa nhỏ tới khi quyện thành khối, rồi tắt bếp để nguội.
Tiếp theo bạn sử dụng 40g bột bánh dẻo, chia thành 2-3 lần cho từ từ vào cốm nhào bóp thật kỹ, sau đó để lạnh 1-2 giờ.
Cuối cùng bạn sử dụng 75g bỏ bánh tự làm và 75g nhân bánh, nặn tròn đều. Nướng lần một 190-200 độ C với 13-15 phút, sau khi nướng xong bạn quét phần mặt bánh với một lớp lòng đỏ trứng gà, 1/2 tsp sửa tươi và 1/2 tsp dầu ăn. Sau khi làm xong bạn cho bánh vào nướng lần hai từ 18-190 độc c trong 10-12 phút, lặp lại thao tác quét trứng và nướng thêm một lần nữa là xong.
Bánh trung thu nhân cốm sẽ có vị thơm, khi ăn vỏ bánh mềm tan, còn nhân bên trong dẻo và có độ ẩm nhất định không bị cứng.
11. Kem que cốm
Nguyên liệu:
- 300g cốm
- 50g sữa đặc
- 300ml sữa tươi không đường
- 2 hộp whipping cream.
Cách làm
Bước đầu tiên bạn cần rửa sạch cốm và ngâm với sữa tươi không đường khoảng 30 phút cho cốm mềm. Tiếp theo bạn cho sữa đặc vào hỗn hợp cốm vừa ngâm rồi xay mịn, khi xay xong bạn cho hỗn hợp lên bếp đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sủi bọt rồi bạn tắt bếp để ngội. Sau đó bạn đánh bông kem tươi, đến khi kem tạo thành vân là hoàn thành, rồi bạn trộn đều phần kem tươi với cốm. sau đó bạn cho toàn bộ phần hỗn hợp trên vào khay để trong ngăn đá khoảng 5 tiếng là có thể ăn được.
12. Chè cốm dẻo
Nguyên liệu chính để làm nên món chè này bao gồm:
- 100g cốm tươi
- 100g đường
- 3 thìa bọt năng
- Sữa đặc
- 150 ml nước cốt dừa.
Cách làm chè cốm dẻo
Bước đầu tiên để nấu món chè cốm dẻo bạn cần đun 1 lít nước với 100g đường, đến khi nước sôi bạn cho cốm vào và đun trong 5 phút để cốm mền, khi đun nếu nước có hiện tượng bọt khí thì bạn vớt bọt ra. Tiếp theo bạn pha bột năng với 1 xíu nước, khuấy đều rồi đổ từ từ phần bột năng vào cốm, tiếp tục khuấy đến khi cốm sền sệt lại là xong.
Cuối cùng bạn nấu nước cốt dừa chung với sữa đặc đến khi hỗn hợp nóng sủi nên là được. Chè cốm dẻo sở hữu hương thơm đặc trưng của cốm, kết hợp với vị béo béo, ngậy bùi của nước cốt dừa.
Tìm hiểu thêm về cốm
Cốm là một loại đặc sản nổi tiếng tại vùng núi phía Bắc, và phổ biến nhất ở các tỉnh thành như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Đây không chỉ là một loại thực phẩm ngon, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc gắn liền với đời sống, phong tục tập quán của người dân Tây Bắc. Là một biểu tượng nói lên sự tinh túy, thanh tao của trời đất, mang hương vị riêng của mua thu vùng phía Bắc.
Cốm được làm từ những hạt lúa nếp, to tròn bóng bẩy, nổi bật với một màu xanh đặc trưng. Đặc biệt hạt cốm sau khi chế biến xong đều trở nên thơm, mềm và dẻo, có vị ngọt thanh. Cốm không chỉ ngon mà nó còn chứa các loại dưỡng chất tốt có lợi cho sức khỏe như: Chất xơ, vitamin, carbohydrate,…
>>>Có thể bạn chưa biết: Nếp Tú Lệ và các món ngon được làm từ nếp Tú Lệ.

Cốm là một loại đặc sản nổi tiếng tại vùng núi phía Bắc – Ảnh từ Cốm xanh Ông Hiệp
Là một người đam mê thưởng thức các món ăn được làm từ cốm, thì chắc hẳn bạn không thể bỏ qua các món ăn trên mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết “Cốm làm được những món gì?” cũng như chi tiết về cách làm, sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn các món ăn, cũng như cách nấu các món ăn ngon được làm từ cốm.