Xôi ngũ sắc hay còn được gọi là xôi 5 màu, là một món ăn truyền thống của đồng bào phía Tây Bắc. Loại xôi này không chỉ có màu sắc đẹp mà nó còn mang trong mình hương vị thơm dẻo của gạo nếp nương do chính tay người dân nuôi trồng và thu hoạch. Và có rất nhiều người dưới xuôi muốn nếm thử đặc sản ẩm thực núi rừng Tây Bắc này, nhưng chưa biết mua ở đâu? hay cách làm như thế nào?.*-
Hiểu được tâm lý của mọi người hôm nay Đặc sản Tây Bắc sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại xôi này cũng như bật mí cách làm xôi ngũ sắc thơm ngon, chi tiết nhất.
Hiểu rõ hơn về xôi ngũ sắc – đặc sản ẩm thực núi rừng Tây Bắc
Xôi ngũ sắc còn được ví như hương vị của đất trời. Đúng vậy, đây là một loại xôi có sự kết hợp hài hòa từ 5 màu cơ bản gồm trắng, xanh, tím, vàng và đỏ, mỗi màu đều sở hữu một hương vị đặc trưng riêng. Chắc hẳn ở đây, nếu ai đã được ngắm nhìn màu sắc sặc sỡ của xôi, và được thưởng thức hương vị thơm nồng, béo ngậy cùng với độ mềm dẻo của nếp nương, thì chắc có lẽ sẽ nhớ mãi món ăn đặc biệt này.
Xôi ngũ sắc còn là một món ăn dân dã, không thể thiếu trong mâm cỗ hay các dịp quan trọng như: Ngày tết, cưới hỏi,… của người đồng bào Thái.
Đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ có hương vị thơm ngon và ngoại hình đẹp, xôi còn mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân Tây Bắc ngoài việc thể hiện ‘ngũ hành’, xôi ngũ sắc còn thể hiện khát vọng, tình yêu thương. Là món xôi thể hiện lòng mẹ, kính cha, tình yêu son sắc thủy chung của đôi lứa, hay tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành.
Ý nghĩa của 5 màu xôi ngũ sắc
- Màu tím tượng trưng cho đất tốt tươi, trù phú. Đối với người đồng bào phía Bắc đất đai là một vật quý báu, cần được gìn giữ và bảo vệ.
- Màu đỏ thể hiện khát vọng tươi sáng và ước mơ hoài bão ở hiện tại và tương lai.
- Màu xanh tượng cho vẻ đẹp tươi mát của khung cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
- Màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, chung thủy. Ngoài ra nó còn thể hiện tình yêu thương với cha mẹ và tấm lòng tôn kính đấng sinh thành.
- Màu vàng thể hiện cho sự đầy đủ, no ấm phồn thịnh, mong cho mọi người đều có một cộng sống yên bình, đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần.

Xôi ngũ sắc đặc sản ẩm thực vùng Tây Bắc – Ảnh từ Huyền Xoăn
Cách nấu xôi ngũ sắc
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp: 1kg
- 2 loại lá cẩm: lá cẩm đỏ và lá cẩm xanh
- Quả dành dành hoặc củ nghệ
- Lá gừng
- Muối: 1/2 muỗng canh
- Nước cốt dừa, muối mè hay đậu phộng để ăn kèm(nếu bạn thích).
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn cần phải rửa sạch toàn bộ nguyên liệu. Đối với 2 loại lá cẩm sau khi sơ chế sạch bạn đun với lượng nước vừa đủ, khoảng 300ml, còn củ nghệ và lá gừng bạn giã nát sau đó cho một bát nước con (200ml) vào, và tiếp tục giã nhẹ tay khoảng 2-3 lần, giã xong bạn lọc qua lấy nước cốt để ngâm gạo.-
Phần gạo nếp bạn vo sạch từ 2-3 lần nước, rồi ngâm trong khoảng thời gian từ 6-7 tiếng hoặc ngâm qua đêm để gạo nở ra, sau đó vớt gạo ra để ráo nước.
Lưu ý: Khi ngâm gạo nên cho vài hạt muối vào, thì hạt gạo sẽ không bị vỡ vụn.
Bước 3: Ngâm nếp
Chia gạo nếp thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 2 lạng. Sau đó đổ lần lượt 4 phần nước cốt đã được chuẩn bị vào từng phần gạo. Còn một phần ngâm với nước lạnh để giữ trọn màu đặc trưng của nếp.
Tất cả điều được ngâm trong khoảng thời gian từ 6-7 tiếng để màu lên đậm và đẹp nhất. Nếu bạn không có thời gian, bạn vẫn có thể ngâm gạo từ 2-3 tiếng, tuy nhiên màu sẽ nhạt hơn.
>>>Có thể bạn quan tâm:
Cách làm bánh chưng đen Tây Bắc.
Cách làm mèn mén, món ăn truyền thống của đồng bào người Mông vùng Tây Bắc.

Gạo nếp sau khi đã được ngâm với 5 màu sắc từ thiên nhiên – Ảnh từ Asia Best Trip
Bước 4: Hấp xôi ngũ sắc
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn cho từng phần gạo nếp vào chõ đồ xôi hoặc nồi hấp để hấp. Bạn nên chia ranh giới giữa các màu sắc với nhau.
Cho 1 lít nước và nồi hấp sau đó đậy nắp nồi, đun với mức lửa vừa trong khoảng thời gian từ 40-50 phút, cứ sau mỗi 10 phút bạn nên mở nắp, sau đó dùng khăn khô sạch, lau toàn bộ phần nước đọng lại trên nắp nồi. Khi làm theo cách này thì thành phẩm xôi của bạn sẽ trở nên mềm, dẻo và không bị đọng nước ở hạt xôi hay nhão.

Cho gạo nếp vào chõ hấp – Ảnh từ Asia Best Trip
Bước 5: Thành phẩm
Xôi ngũ sắc sau khi hấp xong mang màu sắc sặc sỡ vô cùng bắt mắt và hấp dẫn. Phần xôi mềm dẻo khi ăn kết hợp với hương vị béo béo của nước cốt dừa rất ngon. Mỗi phần xôi đều sở hữu một màu riêng biệt và hương vị đặc trưng riêng như: Màu xanh mang đậm hương vị của lá dứa, màu vàng hưởng trọn hương vị của quả dành dành hay củ nghệ, và các màu khác nữa,…
Bạn cũng có thể ăn kèm xôi ngũ sắc với muối mè, đậu phộng hay đường điều rất ngon.

Thưởng thức xôi ngũ sắc cùng lạc rang hay vừng rang đều rất ngon – Ảnh từ Trương Thái Thảo Tuyền
Xôi ngũ sắc là một món ăn ngon mang trọn hương vị thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc. Vì thế, người dân nơi đây luôn chú trọng đến những nguyên liệu hay cách làm xôi ngũ sắc. Và để có thể tự nấu một mẻ xôi ngũ sắc ngon bạn cần hiểu thế nào là xôi ngũ sắc? hay cách chế biến xôi?.
Bài viết trên mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ tới bạn đã hội tụ đủ đặc điểm, ý nghĩa, cũng như cách chế biến xôi ngũ sắc chuẩn vị Tây Bắc chi tiết nhất đến bạn, hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn.