Có phải bạn đang muốn tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của người Mông, Thái, Dao, Tày ở vùng núi Tây Bắc?. Bài viết hôm nay chắc chắn sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn có thể biết được các lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc này. Cùng Đặc sản Tây Bắc tìm hiểu ngay nhé!
Lễ hội truyền thống của người Mông
Lễ hội Tết nguyên Đán
Lễ hội thường được diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, thường là vào tháng Giêng theo lịch âm. Là lễ hội quan trọng nhất của người Mông, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới hạnh phúc, an lành, và mùa màng bội thu. Người Mông coi Tết Nguyên Đán là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và các thần linh, cầu mong được ban phước lành cho gia đình.
Với nghi thức là các gia đình sẽ chuẩn bị cúng lễ tổ tiên, với mâm cơm đầy đủ các món ăn truyền thống như: thịt lợn, gà, xôi. Và các điệu múa sạp là một phần không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán, tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho ngày hội. Đặc biệt, việc thổi khèn cũng là một nghi thức quan trọng, khèn Mông được sử dụng để mời gọi thần linh về tham dự lễ hội. Còn cồng chiêng được đánh với mục đích để xua đuổi tà ma, tạo ra không khí linh thiêng và đậm đà bản sắc văn hóa.
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào được diễn ra vào ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán, là dịp để người Mông cầu phúc cho năm mới, cầu cho một năm mới thuận lợi, sức khỏe và an lành. Đây cũng là dịp để các thanh niên giao lưu, kết bạn và tìm kiếm bạn đời.
Lễ hội này được xem là lễ cúng thần linh là một phần quan trọng, với mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ gồm gà, xôi, thịt lợn, rượu. Sau đó các thanh niên sẽ tham gia vào các trò chơi dân gian, trong đó có “chơi Gầu Tào” – múa hát trong vòng tròn, thể hiện tình đoàn kết và niềm vui của cộng đồng.

Lễ hội Gầu Tào – Ảnh từ Bong Viet
Lễ hội Cầu mưa
Lễ hội Cầu Mưa của người Mông được tổ chức vào đầu mùa hè, với mục đích cầu xin mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Nghi thức cúng thần mưa được tổ chức tại các lễ đài, với các bài khấn cầu thần mưa xuống làm tươi mát mùa màng.
Lễ hội Xên Mường
Lễ hội Xên Mường của người Mông diễn ra vào dịp đầu năm, vào cuối mùa xuân. Đây là dịp để tạ ơn thần linh và cầu cho một năm mới phát đạt. Các nghi thức cúng bái tổ tiên, múa sạp, thổi khèn được tổ chức trong không khí tươi vui.
Lễ hội Đón mùa Xuân
Đón Mùa Xuân cũng là một lễ hội truyền thống của người Mông để chào đón năm mới, với mục đích cầu cho mùa màng mới được tươi tốt và cầu cho gia đình được hạnh phúc, an lành.
Nghi thức tổ chức lễ hội này với mâm cúng đầy đủ xôi, gà, rượu,… và cũng không thể thiếu các trò chơi dân gian như:kéo co, và các điệu múa truyền thống như: múa sạp, múa khèn được tổ chức.
Lễ hội truyền thống của người Thái
Lễ hội Xên Mường
Lễ hội Xên Mường của người Thái được diễn ra vào đầu năm, thường là vào tháng Giêng. Lễ hội này có mục đích cầu phúc, cầu an và tạ ơn các vị thần linh. Với nghi thức lễ là người Thái sẽ tổ chức cúng tế tại các nhà thờ tổ tiên với những món ăn như xôi, gà, thịt lợn, trái cây. Và các điệu múa như: múa sạp, múa lúa và hát xòe là những phần không thể thiếu trong lễ hội này.
Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng hay còn được gọi là lễ hội Lùng Tùng, được tổ chức vào dịp đầu xuân ( từ mùng 6 đến mùng 10 Tết nguyên Đán). Đây là lễ hội quan trọng của người Thái, nhằm cầu cho mùa màng bội thu và gia đình an khang thịnh vượng.
Lễ hội này lúc trước đã bị gián đoạn sau năm 1960 và được phục dựng lại vào năm 2018, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của người Thái và các dân tộc ở Lai Châu.
Lễ hội Lùng Tùng gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ bắt đầu với nghi thức cày bừa và gieo hạt, đánh dấu một năm sản xuất thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong phần hội, bà con và du khách tham gia các trò chơi dân gian như tó má lẹ, bắn nỏ, kéo co, và tung còn, tạo không khí vui tươi và gắn kết cộng đồng.
Lễ hội Mừng cơm mới
Lễ hội Mừng Cơm Mới của người Thái được tổ chức vào dịp thu hoạch lúa mới, đây là dịp để tạ ơn các thần linh và cầu cho mùa vụ tiếp theo được bội thu. Mâm cúng lễ bao gồm các món ăn từ lúa mới như: xôi, thịt gà, lợn và rượu,… . Và sau nghi thức cúng thì người dân tham gia múa sạp, hát dân ca và tham gia các trò chơi dân gian.

Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Thái – Ảnh sưu tầm
Lễ hội Cầu mưa
Đây là một lễ hội truyền thống nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nghi thức cúng thần mưa được tổ chức tại các đình, chùa, với sự tham gia của cả dân làng trong bản.
Trong lễ hội sẽ có các trò chơi dân gian và những điệu múa, lời ca truyền thống của đồng bào .
Lễ hội Then Kin Pang
Lễ hội Then Kin Pang là lễ hội lớn nhất của người Thái, được tổ chức vào mùa xuân (thường sẽ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Theo truyền thuyết kể lại rằng, Then là người được Vùa Trời phái xuống, để đại diện cầu các vị thần linh trên trời, tạo phúc cho dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu và cả bản làng được yên vui no ấm. Lễ hội này có nghĩa là những người con được Then cầu hồn, chữa bệnh và ngày này dâng lễ tạ ơn Then.
Bàn thờ Then sẽ phải được trang trí với màu sắc rực rỡ, và hoa bó mạ là lễ vật mà không thể thiếu – là tiệu tượng của Then kin Pang. Với các lễ vật dân lên cúng gồm: 2 con gà trống luộc, 1 con lợn luộc nguyên, trứng gà, bạc trắng, xôi nếp cẩm,…
Lễ hội này cũng là lúc để các trai bản, gái mường gặp gỡ và tìm hiểu nhau qua những điệu múa, câu hát. Nếu có duyên thì sau lễ hội họ sẽ nên duyên vợ chồng.
Lễ hội Nàng Han
Lễ hội Nàng Han của người Thái thường được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch. Đây là một lễ hội nhằm tri ân nữ anh hùng Nàng Han đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ mùa màng. Và cầu momg mang lại sự ấm no cho dân bản.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, hay còn gọi là Lễ hội Cốm mới, là lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra vào cuối Thu hàng năm tại cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ. Lễ hội này thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh vì mùa màng bội thu và cuộc sống tốt đẹp.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, có các nghi thức như rước hồn lúa, cúng hồn lúa, giã cốm cầu bình an, cúng thần linh và tạ ơn. Phần hội diễn ra với các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, nhảy sạp, ném còn và múa xòe, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng và du khách. Lễ hội là dịp cầu cho sức khỏe, no ấm, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.
Lễ hội Hạn Khuống
Lễ hội Hạn Khuống được tổ chức vào sau vụ thu hoạch ở tháng 11 hàng năm, Hạn Khuống được xem như là linh hồn của bản mường, tượng trưng cho sự ấm no, phồn vinh dân làng.
Và trong lễ hội này cũng là dịp mà các chàng trai, cô gái trong bản có cơ hội để tìm hiểu nhau qua những hoạt động như: dựng sàn, đan hom, đan giỏ,… ở đàn trai hay hát đối đáp, quay sợi, cán bông, dệt vải,… ở đàn gái.
Lễ hội truyền thống của người Dao
Lễ hội Tết Nhảy
Lễ hội này được diễn ra vào dịp đầu xuân, thường là vào tháng Giêng. Với ỹ nghĩa là lễ hội để mừng năm mới, cầu cho sức khỏe, mùa màng bội thu và để xua đuổi những điều không may. Đây là một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao.
Nghi thức lễ sẽ được tổ chức với các lễ vật gồm: gà, lợn và các loại quả. Sau đó, người dân sẽ cùng nhau tham gia nhảy múa, cúng bái và gửi lời chúc cho năm mới an lành, thịnh vượng. Đây cũng là lúc các gia đình đoàn tụ, giao lưu và thắt chặt tình cảm cộng đồng.
Lễ hội Cầu Mưa
Lễ hội này thường được diễn ra vào mùa hè, và thường là tháng 6, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng tươi tốt, đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với các thần linh đã che chở cho dân làng.
Các nghi thức cúng thần mưa được tổ chức tại sân lễ hội, nơi các thầy mo đọc những bài khấn thần, cầu mong trời đất ban cho mưa thuận. Trong lễ cầu mưa này, người dân sẽ tham gia múa hát, thể hiện sự linh thiêng và tâm linh sâu sắc của người Dao. Những điệu múa này thường gắn liền với những tín ngưỡng cổ xưa, mang đậm tính thần thoại và cầu nguyện.
Và cũng không thể thiếu các trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền hay thi cấy lúa cũng được tổ chức để tạo không khí vui tươi, sôi động.
Lễ hội mừng cơm mới
Lễ hội thường được tổ chức sau mùa vụ thu hoạch, rơi vào mùa thu. Với ý nghĩa mừng mùa màng bội thu, tạ ơn tổ tiên và cầu cho một năm mới bội thu hơn.
Lễ hội nghi thức cúng với mâm cúng gồm các món ăn từ lúa mới như: xôi, thịt gà, lợn, và trái cây. Sau đó người dân tổ chức múa hát quanh đống lửa, cúng tổ tiên, cầu cho gia đình và cộng đồng được khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt. Và có những hoạt động trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, và thi đẩy củ cải diễn ra vui vẻ, sôi động.
Lễ Cấp Sắc
Lễ Cấp Sắc là một lễ hội quan trọng trong tín ngưỡng của người Dao đỏ, đánh dấu cột mốc trưởng thành của người đàn ông trong cộng đồng. Theo truyền thống, chỉ những người đàn ông được cấp sắc mới được coi là trưởng thành, còn những người chưa trải qua nghi lễ này dù sống đến già vẫn bị coi là chưa trưởng thành.
Lễ Cấp Sắc không chỉ là nghi lễ quan trọng đối với người Dao đỏ mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc. Lễ hội này thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với các dân tộc anh em và du khách phương xa.

Lễ hội cấp sắc của người Dao đỏ – Ảnh từ CHAO VLOG
Lễ hội truyền thống của người Tày
Lễ Hội Đâm Đuống
Lễ hội Đâm Đuống của người Tày là một lễ hội rất đặc biệt, thường được tổ chức vào mùa xuân. Đây là dịp để cầu cho năm mới phát triển, mùa màng bội thu. Các nghi thức trong lễ hội bao gồm việc đâm đuống (cây tre), tượng trưng cho việc xua đuổi tà ma, đồng thời cũng thể hiện sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
Lễ Hội Mừng Cơm Mới
Lễ hội Mừng Cơm Mới hay còn được gọi là “Kin khẩu Mẩu”, lễ hội thường được diễn ra vào dịp bà con vừa thu hoạch vụ mùa xong. Lễ hội này nhằm chúc mừng và cảm tà trời đất với một năm bội thu, và cầu cho mùa vụ mới cũng sẽ được bội thu hơn.
Các nghi thức cúng lễ hay các hoạt động vui chơi trong lễ hội này của người Tày cũng khá giống với các dan tộc trên.
Lễ hội Lồng Tồng
Đây là một lễ hội được xem là hoạt động tín ngưỡng, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng được bội thu và mong một cuộc sống ấm no của người dân tộc Tày. Lễ hội thường được tổ chức tại những bãi đất trống hay những thửa ruộng to trong bản.
>>>Bạn có muốn tìm hiểu thêm về:

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Ảnh sưu tầm
Lễ hội Tết nhảy
Lễ hội Tết Nhảy của người Tày được tổ chức vào dịp đầu xuân, là dịp để người dân cầu cho sức khỏe, mùa màng bội thu và an lành. Trong lễ hội này, người dân thường múa nhảy quanh đống lửa và tổ chức các hoạt động vui chơi, nhảy múa với nhau.
Các lễ hội truyền thống của người Mông, Thái, Dao và Tày ở Tây Bắc không chỉ là những dịp để cầu mong sức khỏe, an lành hay cầu một năm với mùa màng bội thu,… mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Mỗi lễ hội đều mang đậm tính tâm linh và những phong tục tập quán độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong đời sống văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Bắc.
Hy vọng với những gì mà Đặc sản Tây Bắc vừa chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về các lễ hội và nền văn hóa độc đáo của các đồng bào vùng Tây Bắc, nhất là đồng bào người Mông, Thái, Dao và Tày.